This is an example of a HTML caption with a link.

Wednesday, October 16, 2013

Sa thải sai thì sao?

Sa thải là một trong ba hình thức xử lý kỷ luật lao động và đó cũng chính là hình thức thức xử lý kỷ luật nặng nhất đối với người lao động vi phạm kỷ luật trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật Lao động 2012 thì hình thức xử lý kỷ luật sa thải sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau:
     1.  Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2.  Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
3.  Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Tuesday, October 15, 2013

Chứng thực bản sao từ bản chính (phần 2)

Liên quan đến vấn đề thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính đối với văn bản có tính chất song ngữ do hiện tại có quan điểm cho rằng thẩm quyền chứng thực những văn bản có tính chất song ngữ là thuộc thẩm quyền của Phòng tư pháp cấp huyện. Nay tôi sẽ viết thêm phần II để phân tích hơn về vấn đề này để làm sáng tỏ vấn đề.
Điểm a Khoản 1, và Điểm a Khoản 2, Điều 5 Nghị định 79/2007/NĐ-CP(gọi tắt là NĐ79) quy định:
“Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Phòng Tư pháp cấp huyện) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài;
2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;
…”
Điều đó có nghĩa là tại thời điểm ban hành NĐ79 được ban hành thì nhà làm luật đã “bỏ quên” thẩm quyền chứng thực  những văn bản có tính chất song ngữ.
Để bổ khuyết điều này thì Bộ tư pháp đã ban hành Thông tư số 03/2008/TT-BTP, theo quy định tại Điểm c, Mục 1 của Thông tư 08 thì UBND cấp xã và Phòng tư pháp đều có thẩm quyền chứng thực  văn bản có tính chất song ngữ.
Như vậy căn cứ vào Điểm c, Mục 1 của Thông tư 03/2008/TT-BTP thì UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực những văn bản có tính chất song ngữ.


Monday, October 14, 2013

Chứng thực bản sao từ bản chính - sao y bản chính

Chứng thực bản sao từ bản chính (sau đây gọi tắt là “chứng thực”) là việc UBND cấp xã hoặc Phòng tư pháp cấp huyện căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. (Khoản 5, Điều 2, Nghị định 79/2007/NĐ-CP).
Bản chính” được hiểu  là bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu tiên có giá trị pháp lý để sử dụng, là cơ sở để đối chiếu và chứng thực bản sao. (theo Khoản 1, Điều 2, Nghị định 79/2007/NĐ-CP).
Giá trị pháp lý của bản sao được chứng thực từ bản chính”: Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.(Khoản 1, Điều 3 Nghị định 79/2007/NĐ-CP).
Trên đây là một số quy định liên quan đến việc Chứng thực bản sao từ bản chính, một việc hầu như ai trong chúng ta ít nhiều cũng có một đôi lần đi đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu thực hiện mà chúng ta vẫn thường có thói quen gọi là đi “công chứng giấy tờ”.
Liên quan đến vấn đề này hôm nay tác giả xin gửi đến quý đọc giả câu chuyện sau để quý vị độc giả có thể nhận thấy được việc áp dụng pháp luật hiện tại của các cơ quan Nhà nước của chúng ta hiện tại như thế nào: