This is an example of a HTML caption with a link.

Friday, November 22, 2013

Giấy phép lao động cho người nước ngoài

Ngày 05 tháng 9 năm 2013 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 102/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Nghị định chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 2013 và thay thế Nghị định số 34/2008/NĐ-CP và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP, theo đó một số quy định về điều kiện, trình tự thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài hiện nay có những thay đổi nhất định.
Trong phạm vi bài viết này tác giả xin gửi đến quý đọc giả quy trình cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài hiện hành. (trong trường hợp thực hiện hợp đồng lao động)

1. Từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Saturday, November 16, 2013

Thừa phát lại, lập vi bằng phiên Tòa

Pháp luật cho mọi người
Pháp luật cho mọi người
Chế định Thừa phát lại được chính thức được thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày 09 tháng 9 năm 2009 – ngày Nghị định 61/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. Sau hơn 03 năm được thí điểm, hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại đã thu được kết quả khả quan, được xã hội, người dân đón nhận tích cực. Trên cơ sở đó, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, theo đó, chế định Thừa phát lại sẽ được mở rộng thí điểm thêm 12 tỉnh thành khác trên cả nước đến hết ngày 31/12/2015.

Tuy nhiên do đây là một chế định tương đối mới[1] nên nhiều cơ quan, tổ chức cá nhân vẫn chưa hiểu rõ về tư cách, chức năng, khả năng, nhiệm vụ… của Thừa phát lại, vì vậy để quý đọc giả có thể dễ dàng nắm bắt nội dung tác giả muốn truyền tải, tác giả sẽ giới thiệu sơ lược những điểm cơ bản của chế định Thừa phát lại.

Thừa phát lại là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc sau:

Wednesday, October 30, 2013

Hợp đồng dân sự vô hiệu (phần 2)

Pháp luật cho mọi người
Trong bài viết HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU (PHẦN I) tác giả đã phân tích những trường hợp hợp đồng dân sự bị vô hiệu nói chung. Để quý vị đọc giả có thể nắm rõ hơn về quy định này, tác giả sẽ đi sâu phân tích trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị vô hiệu.
Trong số những tranh chấp về hợp đồng dân sự mà Tòa án giải quyết thì “tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” là loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên khi có tranh chấp phát sinh những hợp đồng chuyển nhượng thường bị tuyên vô hiệu do mắc một số lỗi cơ bản như sau: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không được chứng thực hoặc công chứng tại cơ quan có thẩm quyền (thường được gọi là hợp đồng bằng “giấy tay”); thiếu sự định đoạt của đồng sở hữu; hợp đồng giả tạo; diện tích đất chuyển nhượng chưa được cấp giấy chứng nhận; thiếu các điều kiện nhận chuyển nhượng…Bài viết này tác giả sẽ đi sâu phân tích  trường hợp vô hiệu phổ biến nhất hiện nay.
Bài viết liên quan:
>>> Hợp đồng dân sự vô hiệu phần 1

Monday, October 21, 2013

Luật sư được quyền làm chứng

Liên quan đến bài “Luật sư có được chứng thực,làm chứng?” đăng trên Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 21 tháng 10 năm 2013. Tôi xin đưa ra quan điểm của cá nhân mình để chia sẻ cùng quý vị đọc giả:

Theo tôi Luật sư không nên và không đươc phép chứng thực chữ ký của khách hàng và những người khách hàng yêu cầu vì việc làm này thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã và Phòng tư pháp cấp huyện ( đã được quy định tại NĐ 79/2007/NĐ-CP, Thông tư 03/2008/TT-BTP và NĐ 04/2012/NĐ-CP), đồng thời Luật Luật sư không cho phép Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý này.


Wednesday, October 16, 2013

Sa thải sai thì sao?

Sa thải là một trong ba hình thức xử lý kỷ luật lao động và đó cũng chính là hình thức thức xử lý kỷ luật nặng nhất đối với người lao động vi phạm kỷ luật trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật Lao động 2012 thì hình thức xử lý kỷ luật sa thải sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau:
     1.  Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2.  Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
3.  Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Tuesday, October 15, 2013

Chứng thực bản sao từ bản chính (phần 2)

Liên quan đến vấn đề thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính đối với văn bản có tính chất song ngữ do hiện tại có quan điểm cho rằng thẩm quyền chứng thực những văn bản có tính chất song ngữ là thuộc thẩm quyền của Phòng tư pháp cấp huyện. Nay tôi sẽ viết thêm phần II để phân tích hơn về vấn đề này để làm sáng tỏ vấn đề.
Điểm a Khoản 1, và Điểm a Khoản 2, Điều 5 Nghị định 79/2007/NĐ-CP(gọi tắt là NĐ79) quy định:
“Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Phòng Tư pháp cấp huyện) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài;
2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;
…”
Điều đó có nghĩa là tại thời điểm ban hành NĐ79 được ban hành thì nhà làm luật đã “bỏ quên” thẩm quyền chứng thực  những văn bản có tính chất song ngữ.
Để bổ khuyết điều này thì Bộ tư pháp đã ban hành Thông tư số 03/2008/TT-BTP, theo quy định tại Điểm c, Mục 1 của Thông tư 08 thì UBND cấp xã và Phòng tư pháp đều có thẩm quyền chứng thực  văn bản có tính chất song ngữ.
Như vậy căn cứ vào Điểm c, Mục 1 của Thông tư 03/2008/TT-BTP thì UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực những văn bản có tính chất song ngữ.


Monday, October 14, 2013

Chứng thực bản sao từ bản chính - sao y bản chính

Chứng thực bản sao từ bản chính (sau đây gọi tắt là “chứng thực”) là việc UBND cấp xã hoặc Phòng tư pháp cấp huyện căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. (Khoản 5, Điều 2, Nghị định 79/2007/NĐ-CP).
Bản chính” được hiểu  là bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu tiên có giá trị pháp lý để sử dụng, là cơ sở để đối chiếu và chứng thực bản sao. (theo Khoản 1, Điều 2, Nghị định 79/2007/NĐ-CP).
Giá trị pháp lý của bản sao được chứng thực từ bản chính”: Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.(Khoản 1, Điều 3 Nghị định 79/2007/NĐ-CP).
Trên đây là một số quy định liên quan đến việc Chứng thực bản sao từ bản chính, một việc hầu như ai trong chúng ta ít nhiều cũng có một đôi lần đi đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu thực hiện mà chúng ta vẫn thường có thói quen gọi là đi “công chứng giấy tờ”.
Liên quan đến vấn đề này hôm nay tác giả xin gửi đến quý đọc giả câu chuyện sau để quý vị độc giả có thể nhận thấy được việc áp dụng pháp luật hiện tại của các cơ quan Nhà nước của chúng ta hiện tại như thế nào:

Friday, October 11, 2013

Tòa "đẻ" thêm thủ tục - xác nhận nơi cư trú bị đơn

"Phép vua thua lệ làng" câu nói từ xưa của cha ông ta đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.
Hầu như những ai đã từng đi nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án thì đều thấu hiểu những khó khăn mình gặp phải. Bài viết này tác giả xin nêu ra yêu cầu của một số Tòa án không phù hợp với quy định của pháp luật nhưng lại đang tồn tại rất phổ biến đó là việc các cán bộ Tòa án yêu cầu người khởi kiện liên hệ với công an xã/phường/thị trấn xác nhận nơi cư trú của người bị kiện và người có quyền lợi liên quan. Nếu người khởi kiện không cung cấp được giấy xác nhận này thì Tòa nhất định không nhận đơn khởi kiện.
Bài viết liên quan:
>>> Nộp đơn khởi kiện
Tác giả không hiểu Tòa đã dựa vào quy định nào để đưa ra yêu cầu này, trong khi Điều 164 của Bộ luật Tố tụng Dân sự  chỉ quy định trong Đơn khởi kiện, người khởikiện chỉ cần ghi đầy đủ  họ, tên, địa chỉ người khởi kiện và họ, tên người có quyền và nghĩa vụ liên quan (nếu có). Vấn đề này cũng được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn cụ thể tại các Khoản 5,6,7 Điều 9, Nghị Quyết 05/2012/NQ-HĐTP theo đó thì : 

Saturday, August 17, 2013

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sai phải bồi thường (Việc thật)

HẾT HẠN HỢP ĐỒNG, KHÔNG KÝ MỚI - ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG TRÁI PHÁP LUẬT PHẢI BỒI THƯỜNG.
1. NỘI DUNG VỤ ÁN

Bà H.N bắt đầu làm việc tại công ty Cổ phần BG từ ngày 01/07/2011, hợp đồng lao động được ký kết ngày 14 tháng 07 năm 2011, thời hạn hợp đồng là 01 năm từ ngày 01/07/2011 đến ngày 30/6/2012. Với mức lương là 9.750.000 đồng/ tháng và phụ cấp: 1.750.000 đồng ( di chuyển) và 150.000 đồng ( điện thoại).  Bà H.N đã làm việc cho công ty theo thời hạn hợp đồng nói trên, sau ngày 30 tháng 06 năm 2012 bà H.N vẫn tiếp tục làm việc tại công ty và được công ty trả lương hàng tháng cho đến ngày 22 tháng 10 năm 2012 thì bà H.N nhận được thông báo số 06 về việc chấm dứt hợp đồng lao động từ phía công ty do ông T.T.T ( phó tổng giám đốc) ký, với lí do : “tình hình hoạt động kinh doanh của công ty thay đổi và công ty không có nhu cầu tiếp tục HĐLĐ với chị H.N”,  theo đó thì công ty sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với bà H.N vào ngày 19 tháng 11 năm 2012. Ngày 19 tháng 11 năm 2012 công ty đã ra quyết định số 13/2012/QĐ-BG để chấm dứt Hợp đồng lao động với bà H.N. Cũng tại thời điểm nhận được thông báo chấm dứt nghỉ việc ngày 22 tháng 10 năm 2012 bà H.N cũng biết được việc công ty đã tự ý điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội của mình từ mức 9.750.000 đồng (theo HĐLĐ) xuống còn 3.500.000 đồng.

Monday, July 15, 2013

Công chứng, chứng thực hiểu thế nào cho đúng



Hiện nay hầu hết khắp các tỉnh thành đâu đâu cũng có phòng công chứng, văn phòng công chứng, tuy nhiên những hiểu biết của người dân về thẩm quyền của cơ quan này và thuật ngữ “công chứng” vẫn còn nhiều hạn chế. Trong quá trình đến làm việc tại các Văn phòng công chứng, phòng công chứng tôi cũng bắt gặp rất nhiều trường hợp người dân mang chứng minh nhân dân,sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, bằng đại học, cao đẳng hoặc các giấy tờ tùy thân khác đến để yêu cầu “công chứng”…
Bài viết này tôi sẽ giúp quý độc giả phân biệt hai khái niệm công chứngchứng thực:
Công chứng: là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. ( theo quy định tại Điều 2 Luật công chứng 2006).

Người nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở Việt Nam


 

Sau nhiều năm bôn ba nơi xứ người, những người Việt đang sống ở nước ngoài hầu như ai cũng có mong muốn được sở hữu môt căn nhà và được đứng tên trên giấy chứngnhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam làm nơi an dưỡng lúc về già. Trước đây việc đứng tên trên giấy chứng nhận của người nước ngoài là vô cùng khó khăn và họ cũng phải dùng nhiều cách để có thể mua nhà, đất ở Việt Nam, cách phổ biến mà mọi người vẫn thường làm là nhờ người thân trong nước đứng tên dùm, nhưng điều này luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Không ít trường hợp chỉ vì đứng tên dùm mà những người thân trong gia đình phải xem nhau như người xa lạ, tranh chấp nhau ra Tòa, tình nghĩa anh em không còn như xưa...

Wednesday, July 3, 2013

Nộp Đơn khởi kiện

Câu chuyện mà tôi sẽ kể sau đây liên quan đến việc nộp đơn khởi kiện, một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng có những trường hợp để nộp được đơn khởi kiện thì phải rất vất vả mới có thể thực hiện được. Đây cũng chính là lần đầu tiên tôi đi nộp đơn khởi kiện tại Tòa án.
Bài viết liên quan:
>>> Tòa án "đẻ" thêm thủ tục

Để quý độc giả dễ theo dõi thì tôi xin tóm lược cơ bản nội dung vụ án:
Ông Đ và bà N chung sống  với nhau từ trước năm 1975 (không đăng ký kết hôn) sinh sống tại xã TP huyện B tỉnh L, có với nhau được 04 người con. Trong quá trình sống chung họ tạo lập được hơn 4.000 m2 đất, trong đó có 400 m2 đất ở, Giấy chứng nhận đứng tên một mình ông Đ được cấp năm 1995, phần diện tích của họ nằm cặp mé sông Thanh Hà. Năm 2007 khi biết được sẽ có một dự án nạo vét con sông và mở đường gần đó thì ông phó chủ tịch UBND xã TP đã tiến hành thương lượng với ông Đ để mua 1.000 m2 đất, chạy dọc theo con sông với giá 80tr. Tại thời điểm đó với vị trí đất đó mà bán được giá đó quả là một điều vui mừng đối với vợ chồng ông Đ, họ chẳng nghĩ ngợi sâu xa gì và sớm ký hợp đồng chuyển nhượng 1000m2 đất đó. Khi tiến hành thủ tục chuyển nhượng thì ông phó chủ tịch không đứng tên trên hợp đồng mà đã để 04 người khác tiến hành ký hợp đồng chuyển nhượng với ông Đ, mỗi hợp đồng chuyển nhượng 250m2. Do bà N không có tên trên giấy chứng nhận nên bà N không ký vào hợp đồng mà trên hợp đồng chỉ có mình ông Đ ký tên chuyển nhượng.

Friday, June 21, 2013

Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc

trợ cấp mất việc

CÙNG MỘT LÚC CÓ THỂ ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP VÀ TRỢ CẤP THÔI VIỆC ?

Ngày 18 tháng 06 năm 2012, tại phiên họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật lao động (BLLĐ), thay thế BLLĐ 1994 ( đã được sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007) bộ luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/05/2013, theo đó sẽ thì có rất nhiều vấn đề được thay thế, bổ sung và quyền lợi của người lao động cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Tuy nhiên khi nghiên cứu một số quy định của BLLĐ 2012 thì tôi phát hiện một điểm mới có sự mâu thuẩn “ cùng một lúc người lao động có thể được nhận trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm”.

Theo quy định tại Điều 48 BLLĐ 2012 về trợ cấp thôi việc thì: “1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.”

Tuesday, June 18, 2013

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sai phải bồi thường

Anh NTQ là một kỹ sư xây dựng vào  làm việc cho công ty cổ phần LT,  từ tháng 5 năm 2011,  tuy nhiên công ty lại không ký hợp đồng lao động. Công việc chính của anh NTQ là giám sát các công trình xây dựng ở các tỉnh. Ngày 06 tháng 10 năm 2012 anh NTQ bất ngờ nhận được quyết định cho thôi việc của công ty, sau khi anh tự ý bỏ 01 ngày làm việc tại công trình vì có những bất mãn với phía ban giám đốc công ty về các chính sách dành cho nhân viên.

Khi nhận được quyết định cho thôi việc anh ta rất hoang mang và đã lên mạng để tìm hiểu pháp luật để xem việc công ty cho anh thôi việc như vậy là có đúng pháp luật hay không? và anh ta đã liên hệ với tôi sau khi biết những thông tin cá nhân của tôi ở trên các diễn đàn pháp luật.

Sunday, June 9, 2013

Nghề luật sư (Kỳ 4)

KỲ 4: NHỮNG LUẬT SƯ NỔI TIẾNG CÓ THU NHẬP "KHỦNG"

Theo thống kê trong năm 2012 của Tạp chí Fortune, trong số 25 tập đoàn trả lương cho nhân viên cao nhất toàn cầu thì có đến 3 công ty luật ở vị trí dẫn đầu, bao gồm: Baker Donelson, Bingham McCutchen, Alston & Bird, Perkins Coie. Trong đó, Baker Donelson đứng thứ 2 toàn cầu về việc trả lương cao nhất cho nhân viên của mình với mức lương trung bình 228.851 USD/năm (tương đương 4,8 tỷ đồng).

I. Những Luật sư nổi tiếng có thu nhập “khủng”

Thursday, June 6, 2013

Bài tập chia thừa kế

Chia di sản thừa kế, đây là một phần bài tập mà hầu hết các bài thi hết học phần môn dân sự đều có ở tất cả cơ sở đào tạo luật, tùy vào cách phân chia của tổ bộ môn mà phần này có thể nằm ở phần I hay phần II của chương trình đào tạo.
Đây cũng là một vấn đề nan giải đối với các bạn sinh viên khi mới bước vào học phần thừa kế, nhằm chia sẻ kinh nghiệm của mình cho các bạn sinh viên, trong phạm vi bài viết này tác giả xin đưa ra một số phương pháp và một số lưu ý khi tiến hành chia thừa kế.
Để làm bài tập thừa kế thì tác giả thường đi theo các bước sau:

Bước 1: Xác định di sản người chết để lại.
-         Để làm được bước này cần phải chú ý đến, người chết là người độc thân hay đã kết hôn, nếu đã kết hôn thì cần phải xem tài sản nào là tài sản riêng, tài sản nào là tài sản chung, phần tài sản chung thì pháp áp dụng nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân gia đình ( về nguyên tắc là chia đôi).

Wednesday, June 5, 2013

Hợp đồng dân sự vô hiệu

hợp đồng dân sự vô hiệu
Hợp đồng dân sự vô hiệu
Kỹ năng tư vấn hợp đồng là một trong những kỹ năng quan trọng của Luật sư trong quá trình hành nghề, theo tác giả thì khi tư vấn về đàm phán, ký kết hợp đồng thì điều mà luật sư cần quan tâm nhất đó chính là hiệu lực pháp lý của hợp đồng, để loại trừ những rủi ro pháp lý cho khách hàng và cho chính luật sư thì luật sư cần phải chú ý đến những trường hợp có thể dẫn đến hợp đồng bị tuyên vô hiệu khi có tranh chấp xảy ra.


Hợp đồng dân sự là một loại giao dịch dân sự nên những quy định về giao dịch dân sự vô hiệu được quy định từ Điều 127 đến Điều 138 của BLDS 2005 được áp dụng đối với hợp đồng dân sự vô hiệu.

Friday, May 31, 2013

Trụ trì mượn tiền ai trả

Đây là một tình huống pháp lý có thật được đăng tại page face Nghề Công Chứng. Hiện vấn đề đang có nhiều ý kiến trái chiều nhau về vấn đề này, thông qua bài viết này tác giả muốn trình bày quan điểm cá nhân để trao đổi với mọi người về vấn đề này.
Tình huống: “Chùa A bị xuống cấp và cần tu sửa, vị trụ trì đã vay của bà B – một người hay lui tới Chùa với số tiền là 50 triệu đồng, trên giấy mượn tiền có chữ ký của trụ trì và đóng con dấu của Chùa. Sau khi Chùa được tu sửa không lâu, thì vị trụ trì vay tiền đã qua đời, hiện đã có vị trụ trì khác lên thay. Bà B đã đến gặp vị trụ trì chùa A để trình bày lại việc cho vị trụ trì trước đây vay tiền để tu sửa Chùa và mong muốn lấy lại số tiền trên. Vị trụ trì mới cho rằng mình không có trách nhiệm trả số tiền trên cho bà B.
 Vấn đề pháp lý đặt ra là : Bà B có thể đòi lại được số tiền đó hay không? Và đòi bằng cách nào?
Quan điểm của tác giả về vấn đề này như sau:

Monday, May 27, 2013

Cho thuê lại lao động

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị định số 55/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 của Bộ Luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.

Nghị định này quy định việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc kỹ quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.

Đối tượng áp dụng của Nghị định gồm:
doanh nghiệp cho thuê lại lao động; bên thuê lại lao động; người lao động thuê lại; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động.

Monday, May 20, 2013

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (phần 2)


Một điều mà bất kỳ người lao động nào cũng không mong muốn trong quá trình làm việc của mình, đó là họ phải nhận quyết định  đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không được thông báo trước theo đúng của định của pháp luật, hoặc lý do chấm dứt hợp đồng là không phù hợp… Nhiều người lao động sẽ khá lo lắng và bức xúc khi nhận được quyết định đó bởi lẻ họ sẽ phải mất việc làm, đồng thời đó cũng được xem là một “vết đen” trong hồ sơ xin việc của họ sau này.  Như vậy khi nhận được quyết định cho thôi việc mà cảm thấy việc cho thôi việc đó không đúng với quy định của pháp luật, người lao động cần làm gì?
Bài viết liên quan:
>>> Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phần 1
>>> Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phần 3
>>> Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phần 4

Tuesday, May 14, 2013

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng, kéo theo đó nhu cầu sử dụng lao đông ngày càng nhiều và đòi hỏi chất lương lao động ngày một cao hơn. Tuy nhiên, trong năm 2012 và nửa đầu năm 2013 với sự suy thoái của nền kinh tế  chung của toàn cầu cũng như ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã phải thu hẹp quy mô sản xuất, cải cách lại lực lượng nhân sự, cắt giảm nhân công… nên họ đã có nhiều quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động với người lao động. Vấn đề đặt ra là những quyết định đó phải là những quyết định đúng pháp luật theo quy định của pháp luật về Lao động?
Bài viết liên quan:
>>> Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phần 2
Theo nhận định của tác giả thì có đến trên 90% quyết định cho thôi việc là trái luật bởi doanh nghiệp không nắm rõ quy định của pháp luật về điều kiện để chấm dứt hợp đồng, hoặc là họ nắm rõ nhưng cố tình làm sai.

Saturday, May 11, 2013

Cái Bụi

Mỗi khi đêm về, lúc mọi thứ thật tĩnh lặng tôi lại mở nghe ca khúc “Cát bụi” của cố nhạc sĩ Trịnh công Sơn. Ca khúc với giai điệu nhẹ nhàng cùng với chất giọng khàn khàn của nữ ca sĩ Khánh Ly thật dễ đi vào lòng người. Lần đầu nghe ca khúc này, tôi chẳng hiểu thật ra ý nghĩa của nó là gì, chỉ thích nghe vì giai điệu của nó làm tâm trạng tôi trở nên thoải mái hơn. Tôi cũng không biết đến bao giờ tôi mới có thể “cảm hết” được ca khúc này, chỉ có đôi điều suy nghĩ về một chu kỳ sinh ra, lớn lên và chết đi của con người được thể hiện qua những lời ca nhịp nhàng, sâu lắng.

Cuộc đời mỗi con người chúng ta được sinh ra là do sự hóa kiếp nhân sinh từ những hạt bụi. Hạt bụi nhỏ bé vươn hình hài lớn dậy và tạo ra những giá trị riêng cho bản thân của mình nên không dễ dàng lẫn lộn giữa biển đời bao la rộng lớn. Từ khi là một đứa bé cất tiếng khóc chào đời cho đến khi là một cụ già gần đất xa trời là một quá trình dài nhưng chung quy lại thì chẳng qua nó chỉ là “một kiếp rong chơi” của đời người mà thôi!
Tôi rất biết ơn ba mẹ tôi- những người đã mang tôi đến với thế giới này để tôi biết yêu thương mình, yêu thương mọi người và yêu cuộc sống tươi đẹp. Thế nhưng tôi có bao nhiều ngày để sống? Một câu hỏi chưa có câu trả lời, chỉ biết rằng một ngày tôi có 24h để sống, hết một ngày là “kiếp rong chơi” của tôi sẽ ngắn lại một ngày. Dù muốn dù không thì “tiếng động nào vẫn gõ nhịp không nguôi”, nó nhắc nhở tôi phải biết sống sao cho có ý nghĩa và cho trọng vẹn một ngày.

Đời người mong manh bạn nhỉ?
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
  Để một mai tôi trở về cát bụi

  Bao nhiêu năm làm kiếp con người
  Để một chiều tóc trắng như vôi
  Lá úa trên cao rụng đầy
  Cho trăm năm vào chết một ngày”

Nghĩ cho cùng thì tất cả mọi người đều bắt đầu từ cát bụi thì sớm muộn gì cũng trở về cát bụi. Ai khi sinh ra rồi cũng sẽ lớn lên và già đi. Sinh lão bệnh tử là quy luật lẽ thường của tự nhiên, cái chết không loại trừ bất kì ai. Trong số những người sẽ ra đi về cõi vĩnh hằng, có không ít những người trong số họ là người thân của chúng ta và cả chúng ta nữa. Vì vậy hãy biết trân trọng những giây phút ta còn được ở bên những người ta thương yêu mà quan tâm, chăm sóc, và yêu thương họ bằng tình yêu chân thành. Có đôi khi những áp lực của công việc, những lo toán tính toán cho cuộc sống hằng ngày khiến cho tôi cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Nhưng tôi biết tôi phải nổ lực và phấn đấu thật nhiều vì gia đình, vì những kế hoạch của mình trong tương lai và tôi chỉ có một cuộc đời để thực hiện những ước mơ, những hoài bão của mình. Giờ đây, mỗi lần tâm trạng không vui tôi lại mở bài hát “Cát bụi” để nghe và suy nghĩ đôi điều về cuộc sống, miệng cứ lẩm bẩm hát theo:
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
  Để một mai vươn hình hài lớn dậy
  …….
           Ôi cát bụi một thời
           Vết mực nào xóa bỏ hồn tôi”