This is an example of a HTML caption with a link.

Monday, July 15, 2013

Công chứng, chứng thực hiểu thế nào cho đúng



Hiện nay hầu hết khắp các tỉnh thành đâu đâu cũng có phòng công chứng, văn phòng công chứng, tuy nhiên những hiểu biết của người dân về thẩm quyền của cơ quan này và thuật ngữ “công chứng” vẫn còn nhiều hạn chế. Trong quá trình đến làm việc tại các Văn phòng công chứng, phòng công chứng tôi cũng bắt gặp rất nhiều trường hợp người dân mang chứng minh nhân dân,sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, bằng đại học, cao đẳng hoặc các giấy tờ tùy thân khác đến để yêu cầu “công chứng”…
Bài viết này tôi sẽ giúp quý độc giả phân biệt hai khái niệm công chứngchứng thực:
Công chứng: là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. ( theo quy định tại Điều 2 Luật công chứng 2006).

Người nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở Việt Nam


 

Sau nhiều năm bôn ba nơi xứ người, những người Việt đang sống ở nước ngoài hầu như ai cũng có mong muốn được sở hữu môt căn nhà và được đứng tên trên giấy chứngnhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam làm nơi an dưỡng lúc về già. Trước đây việc đứng tên trên giấy chứng nhận của người nước ngoài là vô cùng khó khăn và họ cũng phải dùng nhiều cách để có thể mua nhà, đất ở Việt Nam, cách phổ biến mà mọi người vẫn thường làm là nhờ người thân trong nước đứng tên dùm, nhưng điều này luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Không ít trường hợp chỉ vì đứng tên dùm mà những người thân trong gia đình phải xem nhau như người xa lạ, tranh chấp nhau ra Tòa, tình nghĩa anh em không còn như xưa...