This is an example of a HTML caption with a link.

Monday, July 15, 2013

Người nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở Việt Nam


 

Sau nhiều năm bôn ba nơi xứ người, những người Việt đang sống ở nước ngoài hầu như ai cũng có mong muốn được sở hữu môt căn nhà và được đứng tên trên giấy chứngnhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam làm nơi an dưỡng lúc về già. Trước đây việc đứng tên trên giấy chứng nhận của người nước ngoài là vô cùng khó khăn và họ cũng phải dùng nhiều cách để có thể mua nhà, đất ở Việt Nam, cách phổ biến mà mọi người vẫn thường làm là nhờ người thân trong nước đứng tên dùm, nhưng điều này luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Không ít trường hợp chỉ vì đứng tên dùm mà những người thân trong gia đình phải xem nhau như người xa lạ, tranh chấp nhau ra Tòa, tình nghĩa anh em không còn như xưa...


Tuy nhiên, từ khi luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 Luật nhà ở và Điều 121 Luật đất đai  có hiệu lực thì việc người nướcngoài đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà đã thành hiện thực. Bài viết này tác giả xin gửi đến quý độc giả những trường hợp và điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được đứng tên trên giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 126 Luật nhà ở  và Điều 121 Luật đất đai ( đã được sửa đổi bổ sung) thì những  người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây có quyền sở hữu nhà ở và đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam khi họ có thời gian cư trú tại Việt Nam từ 03 tháng trở lên:
1.     Người có quốc tịch Việt Nam;
2.     Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước;
3.     Những người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng (1) và (2) ở trên được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực.
Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các Kiều bào đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài muốn sở hữu một căn nhà tại Việt Nam.
Trân trọng!

QUYETQUYEN.


3 comments:

Cảm Quý độc giả đã gởi nhận xét, bài viết và câu hỏi pháp luật. Chúc quý độc giả tìm được thông tin hữu ích khi tham gia và chung sức phát triển pháp luật Việt Nam cho mọi người.

Pháp luật cho mọi người sẽ phản hồi nhận xét của Quý độc giả trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng!