This is an example of a HTML caption with a link.

Friday, May 10, 2013

Như thế nào là sinh ra và còn sống?


Thoáng nghe qua câu hỏi trên tôi nghĩ sẽ có nhiều người cho rằng đó là một câu hỏi “ngớ ngẩn” vì hầu như mọi người không khó để có câu trả lời, tuy nhiên để có được câu trả lời chính xác thì tôi nghĩ vấn đề không hề đơn giản.
Điều 635 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định: : “Điều 635. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Như thế nào là sinh ra và còn sống? Khi đọc đến đây bản thân tự tôi đặt ra câu hỏi, một đứa trẻ sinh ra sau  bao lâu thì được xem là còn sống để được quyền hưởng thừa kế? 01 phút? 01 giờ hay bao lâu? Tôi đã quyết đi tìm câu trả lời và khi đọc đến quy định tại Điều 23 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì tôi đã tìm được câu trả lời cho mình.
Theo Điều 23 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP: "Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải đăng ký khai sinh và đăng ký khai tử. Nếu cha, mẹ không đi khai sinh và khai tử, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử phải ghi rõ "Trẻ chết sơ sinh"."
Từ quy định ấy, có thể thừa nhận rằng các cá nhân sinh ra và còn sống được từ 24 giờ trở lên được coi là xin ra và còn sống theo nghĩa của điều 635 Bộ luật dân sự năm 2005 và do đó, có thể được gọi để nhận di sản trong trường hợp có đủ điều kiện được quy định tại điều luật ấy. Nói cách khác, trẻ sinh ra rồi chết trong trường hợp này được thừa nhận có năng lực pháp luật thừa kế. 
QUYETQUYEN.

3 comments:

  1. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ thông tin hữu ích.

    ReplyDelete
  2. Theo mình thấy thì việc buộc phải đăng ký khai sinh cho trẻ sống sau 24h không thể suy ngược ra việc sinh ra và còn sống , do đó , nó cũng ko phải căn cứ bắt buộc để chứng minh trẻ mới sinh có NLPL hay không .

    Việc xác định một người còn sống rất dễ , đó là khi tim còn đập , mũi còn thở . Với trẻ sơ sinh thì có thể mũi không thở ngay được , nhưng tim thì chắc chắn phải đập . Khi lấy hoàn toàn cơ thể của trẻ ra , các bác sĩ sẽ phát vào mông bé để bé khóc , và khi không khóc , họ sẽ kiểm tra nhịp tim . Nếu tim ko còn đập , trường hợp đó là trẻ chết khi sinh . Ngược lại thì là còn sống .

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chào bạn!
      Ở trên chỉ là quan điểm cá nhân của tác giả dựa trên những quy định của pháp luật, vấn đề này pháp luật không hề quy định cụ thể nên chúng ta có quyền suy luận, miễn sao việc suy luận là hợp lý, quan điểm của bạn cũng không sai, nhưng một đứa trẻ sinh ra sau 1 phút, 1 giờ rồi chết nhưng lại được hưởng thừa kế thì mình cho rằng không phù hợp lắm, đồng thời trường hợp này muốn được hưởng thừa kế thì bạn phải đi làm khai sinh, nhưng liệu trường hợp này bạn làm được khai sinh hay không? Đó là những vấn đề còn hạn chế của pháp luật.
      Cảm ơn bạn đã trao đổi.

      Delete

Cảm Quý độc giả đã gởi nhận xét, bài viết và câu hỏi pháp luật. Chúc quý độc giả tìm được thông tin hữu ích khi tham gia và chung sức phát triển pháp luật Việt Nam cho mọi người.

Pháp luật cho mọi người sẽ phản hồi nhận xét của Quý độc giả trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng!