This is an example of a HTML caption with a link.
Showing posts with label Nghề luật. Show all posts
Showing posts with label Nghề luật. Show all posts

Thursday, February 27, 2014

Thăng trầm nghề luật ở Việt Nam


Monday, May 6, 2013

Kỳ 3: Luật sư – Nghề được xã hội trọng vọng

Ở nghĩa rộng, nói đến những người làm nghề luật là chúng ta nói đến thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên… Ở nghĩa hẹp hơn, nói đến nghề luật chúng ta nói đến nghề luật sư.

Nghề luật sư được cho là tiêu biểu nhất và thể hiện đầy đủ nhất những đặc trưng của nghề luật. Nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì người luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp. Luật sư là những người được trọng vọng trong xã hội bởi họ đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền cơ bản của công dân và phát triển xã hội.

Luật sư
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Thu nhập của luật sư là từ các khoản thù lao do khách hàng trả. Các hình thức hành nghề luật sư ở mỗi nước là khác nhau. Sau đây ta hãy cùng tìm hiểu các loại hình luật sư tại Việt Nam và một số nước phát triển trên thế giới:


Nước Anh theo hệ thống luật án lệ (Common Law) và ở đây chỉ tồn tại hai hình thức hành nghề Luật sư: Luật sư tư vấn và Luật sư biện hộ. Luật sư tư vấn có quan hệ trực tiếp với khách hàng, thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của khách hàng. Còn luật sư biện hộ không được liên hệ trực tiếp với khách hàng mà chỉ biện hộ tại Toà án. Các Luật sư biện hộ có độc quyền trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự.

Các luật sư Anh có chung một cơ quan để sinh hoạt đó là Đoàn luật sư Luân Đôn. Về số lượng luật sư tư vấn đông hơn rất nhiều so với luật sư biện hộ và hành nghề trên toàn lãnh thổ nước Anh. Các luật sư tư vấn cũng đóng một vai trò nhất định trong các vụ kiện nhưng hoạt động chủ yếu của họ là thuộc lĩnh vực tư vấn pháp luật. Ngoài ra họ còn độc quyền trong một số lĩnh vực.

Tại Mỹ, không có sự phân biệt giữa hai nghề luật sư như ở Anh. Ở đây tồn tại mô hình “một nghề luật duy nhất” theo đó luật sư có phạm vi hoạt động rất rộng và có hiệu quả. Chính vì vậy vai trò của các luật sư tại Mỹ là rất lớn. Luật sư tại Mỹ hành nghề tương đối tự do, được phép quảng cáo, chào hàng, có thể can thiệp vào mọi lĩnh vực pháp luật, đây cũng là độc quyền của các luật sư.

Các luật sư không có đối thủ cạnh tranh nào khác ngoài các đồng nghiệp của mình. Các chuyên viên kế toán hầu như không được tham gia vào các hoạt động thuộc lĩnh vực pháp luật. Nhưng cũng tại nước này đang có biểu hiện của một nền công lý mất cân đối: công lý của những người có tiền và công lý của những người nghèo.

 2. Nghề Luật sư ở Pháp, Đức:


Hệ thống pháp luật của Pháp và Đức là hai điển hình cho mô hình đa ngành nghề tư pháp của các nước theo hệ thống luật Châu Âu lục địa (Civil Law). Hoạt động của luật sư ở Pháp và Đức rất giống nhau và các điều kiện trở thành luật sư về cơ bản cũng giống nhau. Tuy nhiên, chương trình đào tạo luật sư tại Đức dài hơn vì ngoài những kiến thức, kỹ năng của luật sư thì luật sư còn phải nghiên cứu cả kỹ năng tiến hành tố tụng của Thẩm phán. Mục đích của việc nghiên cứu nghiệp vụ của thẩm phán nhằm tạo ra một đội ngũ luật sư có khả năng phục vụ với tư cách một thẩm phán. Đây cũng chính là một điều kiện để được kết nạp vào đoàn luật sư.

Trước khi kết nạp cũng phải trải qua một thời gian luật sư tập sự trong khoảng thời là 03 năm tại tổ chức Luật sư Châu Âu tại quốc gia đó. Ở Đức, muốn ghi tên vào một Đoàn luật sư, luật sư phải có giấy phép của cơ quan tư pháp địa phương nơi mình muốn đăng ký. Các luật sư trẻ mới vào nghề ở Đức có thể tự do lựa chọn Đoàn luật sư mà mình thích để ghi tên, không bắt buộc rằng Đoàn luật sư đó phải là nơi họ nhận bằng. Mặc dù các quy chế hành nghề không giống nhau nhưng nói chung các luật sư ở Pháp và Đức có thể hành nghề một cách độc lập hay theo nhiều hình thức nhóm, hội khác nhau. Ngoài ra, luật sư có thể ký hợp đồng lao động với các Văn phòng luật sư, công ty luật, công ty luật hợp danh với tư cách là luật sư làm thuê.

 3. Nghề Luật sư ở Việt


Đối với Việt Nam do điều kiện kinh tế và xã hội, do sự hình thành muộn màng của nghề luật sư và các quy định về hành nghề luật sư nên hệ thống pháp luật về nghề luật sư và hành nghề luật sư chưa được hoàn chỉnh cần bổ sung và hoàn thiện một cách đồng bộ. Luật sư ở nước ta hiện nay còn đang thiếu và mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của xã hội. Số luật sư lại chủ yếu tập trung tại các đô thị lớn, riêng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 50 % tổng số luật sư toàn quốc.


Về phạm vi hành nghề, theo quy định của Pháp lệnh luật sư thì luật sư được phép tham gia tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác. Tham gia tố tụng là lĩnh vực hành nghề chủ yếu của các luật sư hiện nay. Luật Luật sư đã mở rộng hơn phạm vi hành nghề luật sư với việc quy định luật sư được đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng. Bên cạnh đó, tư vấn pháp luật cũng là lĩnh vực hành nghề quan trọng của luật sư, đặc biệt trong điều kiện nhu cầu về tư vấn pháp luật trong xã hội ngày càng tăng nhanh.
Các luật sư đã mở rộng và phát triển tư vấn trong các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, thương mại. Trong lĩnh vực pháp luật dân sự thì tư vấn về đất đai, hôn nhân gia đình đang là mảng tư vấn phổ biến và sôi động nhất. Với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá, các luật sư hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật đang phát huy vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp đàm phán, ký kết hợp đồng, giải quyết các tranh chấp phát sinh đặc biệt trong các lĩnh vực mới mẻ như đầu tư nước ngoài, sở hữu trí tuệ, quan hệ thương mại hàng hoá có yếu tố nước ngoài..

Nếu như trước kia Luật sư chỉ được phép hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư (thành lập hoặc tham gia thành lập Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh hoặc làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư, kể cả tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam) thì hiện nay họ được phép hành nghề với tư cách cá nhân dưới hình thức tự mình nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động.

3. Nghề Luật sư ở Việt
 

Luật sư của các nước dù là theo hệ thống pháp luật Civil Law hay Common Law đều hành nghề theo hướng chuyên môn hoá một lĩnh vực cụ thể. Chúng ta không xa lạ gì khi nghe đến tên gọi “luật sư hình sự”,”luật sư về thừa kế”, “luật sư về hôn nhân & gia đình”, “luật sư về ngân hàng”, “luật sư về chứng khoán”, “luật sư về bảo hiểm”, “luật sư về bất động sản”, thậm chí có “luật sư về bồi thường thiệt hại”, “luật sư chuyên về tai nạn giao thông”….

Cơ hội việc làm của ngành luật ngày càng rộng mở bởi có rất nhiều nghề, rất nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần đến những người có kiến thức pháp luật. Bên cạnh đó, Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, tham gia nhiều hiệp hội quốc tế nên càng cần nhiều nhân lực cho việc giao lưu, mở rộng quan hệ kinh tế với toàn cầu này.


Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm - tuyển dụng
ĐỨC ANH A&T
Du hoc-Dan tri

Đón xem Kỳ 4: Những Luật sư nổi tiếng có thu nhập “khủng”

Friday, May 3, 2013

Kỳ 2: Những trường đào tạo luật nổi tiếng thế giới

Tờ Telegraph của Anh mới đây đã đưa ra Danh sách 10 trường đại học đào tạo ngành luật tốt nhất.
Trong đó, trường Luật của Đại học Harvard – nơi Tổng thống Mỹ Barack Obama từng theo học nằm trong top đầu của bảng xếp hạng QS World University Rankings 2011/2012. 

9/10 trường trong danh sách này đến từ Mỹ và Anh Quốc. Đây có thể là gợi ý hữu ích cho các sinh viên ngành luật của Việt Nam có dự định du học nước ngoài.

10 trường đại học đào tạo ngành luật hàng đầu thế giới

1.        ĐH Havard, Mỹ
2.        ĐH Oxford, Anh
3.        ĐH Cambridge, Anh
4.        ĐH Yale, Mỹ
5.        ĐH Stanford, Mỹ
6.        ĐH California, Berkeley, Mỹ
7.        ĐH kinh tế, chính trị Luân Đôn (LSE), Anh
8.        ĐH Columbia, Mỹ
9.        ĐH Melbourne, Úc
10.    ĐH New York, Mỹ
I. Tại Anh quốc:

I. Tại Anh quốc:

Có nhiều con đường để trở thành luật sư tại Anh đối với SV quốc tế. Nếu các bạn có ý định học lấy bằng cử nhân luật tại Anh thì bạn nên chuẩn bị cho mình càng sớm càng tốt. Những lộ trình thích hợp nhất với bạn là:

Hết lớp 10  
Chương trình A level 2 năm
Chương trình Cử nhân Luật (LLB) 3 năm

Tốt nghiệp ĐH chuyên ngành Luật
Chương trình Thạc sỹ Luật (LLM) 1 năm

Tiếp đó, để được cấp chứng chỉ hành nghề tại Anh, bạn cần một năm (chương trình toàn thời gian) hoặc 2 năm (chương trình bán thời gian) để trải qua khóa đào tạo hành nghề Luật sư và 2 năm tập sự tại văn phòng luật sư hoặc công ty luật. Vậy với chọn lựa học ĐH Luật tại VN trước khi đi Anh, bạn có thể tiết kiệm được đáng kể thời gian và tài chính cho bản thân và gia đình vì chỉ cần một năm để có thêm bằng sau ĐH Luật của Anh.
Tuy nhiên, nếu muốn vững vàng về kiến thức và kỹ năng để làm việc, bạn nên đầu tư thêm để trải qua khóa đào tạo hành nghề luật sư. "Thay vì học định nghĩa hợp đồng là gì như chương trình ĐH, thì ở đây SV phải học cách soạn thảo các hợp đồng, ngồi vào bàn học cách tư vấn cho khách hàng. Sự khác biệt còn ở ngay cách ngồi học, nếu trước đó là ngồi chung lớp, chung tổ với bạn bè, thì nay chỉ chung nhóm từ 4 - 5 người, thậm chí là một thầy một trò", Chị Nguyễn Thị Kim Loan - cựu SV trường The College of Law (London) cho biết.

Không chỉ học luật, nội dung khóa học tập trung đào tạo cách hành nghề chuyên nghiệp của luật sư như cách phân tích vấn đề pháp lý, các kỹ năng cần thiết khi một luật sư hành nghề như nghe, nói, soạn thảo, tư vấn, viết thư, thậm chí cả cách bắt tay, phỏng vấn... với khách hàng. Những bài tập tình huống cũng đặc biệt bởi việc đưa vào phân tích những vụ việc, án tiền lệ có thật chứ không phải lý thuyết hay giả tưởng. "Các kiến thức mình học được trong thời gian du học tại Anh thực sự quý báu, hữu hiệu trong suốt thời gian làm việc sau này, dù là môi trường làm việc quốc tế hay trong nước", chị Kim Loan tâm sự thêm.

 Thông tin thêm về ngành học này xem tại website:
Thông tin thêm về ngành học này xem tại website: www.educationuk.org/vietnam.

II. Tại Mỹ:

Khác với Anh quốc, học luật tại Mỹ là ngành học sau đại học tức là bạn cần có một bằng đại học thuộc bất kỳ ngành học nào trước khi được nhận vào học luật. Cấp học cơ bản nhất của ngành luật tại Mỹ là Juris Doctor (JD) kéo dài 3 năm. JD là chương trình học dành cho những người muốn hành nghề luật tại Mỹ nên nội dung chương trình học về luật Mỹ.

Có một lưu ý nữa quan trọng, để hành nghề luật sư ở một bang nào đó tại Mỹ thì bạn phải có bằng JD tại một trường do Hiệp Hội Đoàn Luật Sư Mỹ - ABA đóng tại tiểu bang đó. Như vậy thời gian học luật ở Mỹ từ sau tốt nghiệp cấp 3 đến khi có thể được phép hành nghề tối thiểu là 7 năm. Đối với những người muốn học sâu hơn để làm công tác nghiên cứu và giảng dạy thì có các khóa Doctor of Juridical Science (S.J.D). Để được nhận vào học S.J.D bạn cần hoàn thành xong JD và LLM.

Sau khi hoàn thành JD, nếu muốn học chuyên sâu về một lĩnh vực luật nhất định, bạn có thể học khóa LLM trong 1 năm tương đương với bằng thạc sĩ luật ở Việt Nam. Vì bằng JD đã đủ để hành nghề luật tại Mỹ nên thường sinh viên luật của Mỹ rất ít người theo học tiếp LLM.

Các khóa LLM thường được xây dựng cho các sinh viên quốc tế mà sau khi tốt nghiệp sẽ về nước hành nghề nhưng muốn có những kiến thức chuyên sâu nhất định về luật Mỹ và luật quốc tế. Bằng cử nhân luật ở Việt Nam được các trường luật tại Mỹ chấp nhận để học chương trình LLM. Như vậy, nếu ai có ý định ở lại và hành nghề ở Mỹ, hãy học Juris Doctor (3 năm), ai muốn quay lại Việt Nam thì LLM là lựa chọn tối ưu.

Học ngành luật tại Mỹ:
Học ngành luật tại Mỹ: www.studyinusa.com

III. Tại Úc:

Giống như Anh quốc, bước đầu tiên để trở thành một luật sư tại Úc là theo học chương trình cử nhân luật (LLB). Sinh viên quốc tế nếu chỉ học chương trình LLM và PhD (tiến sĩ Luật) không được phép thi lấy giấy phép hành nghề tại Úc do họ chỉ học chương trình nâng cao mà không học cơ bản (LLB). Chương trình LLB được giảng dạy rộng khắp tại các trường đại học trên khắp nước Úc và yêu cầu đầu vào được cho là khá cao so với các ngành khác.

Các bạn có thể lựa chọn nhiều lĩnh vực khác nhau như luật nhân quyền, luật quốc tế, luật doanh nghiệp, luật sở hữu trí tuệ hoặc môi trường... Đặc biệt tại Úc, phần lớn những khóa học luật ngày nay nằm trong một văn bằng kết hợp (ví dụ như luật kết hợp nghệ thuật, kinh doanh hoặc ngôn ngữ), sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của bạn trong thị trường lao động. Các văn bằng luật của Úc được công nhận rộng rãi ở nước ngoài sẽ đem lại cho bạn những triển vọng nghề nghiệp không giới hạn trên khắp thế giới.

Nghiên cứu sinh Tiến sỹ luật Nguyễn Quân, tốt nghiệp ĐH Luật TP HCM và Thạc sỹ Luật tại ĐH Queensland, hiện đang theo học tại trường ĐH Melbourne. Đề tài luận án tiến sỹ của Quân là nghiên cứu về sự phát triển Pháp luật ở Việt Nam và Campuchia. Anh chọn đề tài này vì đó là lĩnh vực nghiên cứu mới mẻ, có nhiều cơ hội về nước lấy tư liệu và khảo cứu. Về dự định tương lai, Quân cho biết: Làm xong tiến sỹ sẽ ở lại Úc một thời gian, làm việc trong các viện nghiên cứu. Quân cũng đã liên hệ và xếp lịch về tham gia giảng dạy tại trường ĐH Luật TP HCM.



Thông tin thêm về thu nhập và nhu cầu tuyển dụng nghề luật sư tại Úc: tại đây

IV. Tại Canada:

Luật, Kiến trúc và Y khoa (bao gồm Nha, Dược và Y) là những ngành đa phần không dành cho sinh viên quốc tế tại Canada (và Bắc Mỹ nói chung). Chỗ dành cho sinh viên quốc tế rất ít nên sự cạnh tranh rất cao. Thông thường học sinh yêu cầu phải tốt nghiệp một đại học rồi (chuyên ngành liên quan đến Science) hoặc đã học Pre - Law Program (khoảng 2-3 năm) nhưng ngay cả chương trình Pre - Law cũng tuyển chọn rất gắt gao. Các bạn có thể tham khảo qua website một số trường:
·  Trường Đại học Toronto: www.utoronto.ca ,
·  Trường Đại học Waterloo: www.international.uwaterloo.ca ,
·  Trường Đại học Western Ontario: www.brescia.uwo.ca .
Học phí thông thường từ 12.000 - 18.000 CAD/năm học, sinh hoạt phí từ 7.000 - 8.000 CAD/năm học.

V. Tại New Zealand: 

V. Tại New Zealand:

Để trở thành một luật sư ở New Zealand, bạn cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
·      Hoàn thành chương trình LLB (3-4 năm) hoặc LLB Honour (Cử nhân Danh dự) được Hội đồng Giáo dục pháp luật New Zealand NZCLE công nhận;
·      Hoàn thành khóa học nghiên cứu pháp luật chuyên nghiệp 3 tháng;
·      Có được một giấy chứng nhận hoàn thành từ NZCLE, được nhận vào vị trí Trạng sư (Barristers) hoặc Luật sư (Solicitors) của Tòa án Tối cao của New Zealand và có chứng chỉ hành nghề hiện hành của Hội Luật pháp New ZealandNZLS.

Các bạn có thể tham khảo thông tin về các khóa học tại các trường Đại học New Zealand nằm trong TOP 100 trường luật hàng đầu thế giới theo 2012 QS World University Rankings for Law:
·      ĐH Victoria Wellington – xếp hạng 23;
·      ĐH Auckland – xếp hạng 34;
·      ĐH Otago – nằm trong nhóm 50-100.

Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm - tuyển dụng
ĐỨC ANH A&T
Du hoc Dân Trí.vn
 Đón xem Kỳ 3: Luật sư – Nghề được xã hội trọng vọng

Thursday, May 2, 2013

Kỳ 1: Học luật tại Việt Nam hay nước ngoài?

Bạn có biết Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin, nguyên Thủ tướng Anh Tony Blair, nguyên Tổng thống Mỹ Bill Clinton, chủ tịch nước Cuba Phiden Caxtro và nhiều vị lãnh đạo của Việt Nam đều đã từng học luật và tham gia trong ngành luật?
Sự nghiệp trong nghề luật có thể mang đến cho bạn địa vị, mức lương thỏa đáng và triển vọng thăng tiến, nhưng hãy lưu ý rằng thành công trong nghề này đòi hỏi sự chăm chỉ, thành tích học tập tốt và thường cần dành rất nhiều giờ làm việc.

Cho dù bạn quan tâm tới việc học luật với định hướng trở thành một cố vấn pháp luật hay một luật sư, hoặc muốn tham gia vào giới chính trị, kinh doanh, hay ngành ngân hàng và tài chính quốc tế, các cơ hội nghề nghiệp mở ra với một người học luật rất khác nhau và trên nhiều lĩnh vực.

 I. Học luật tại Việt

I. Học luật tại Việt Nam:

Việt Nam hiện có 23 cơ sở đào tạo luật, các trường thường tuyển khối A, A1, C, D và sinh viên tốt nghiệp ngành luật có nhiều cơ hội việc làm, do hầu hết các công ty, các cơ quan nhà nước- tập đoàn kinh tế đều có bộ phận liên quan, hoặc ít nhiều liên quan đến pháp chế, cần đến nhân sự hiểu biết luật để tư vấn về pháp lý cho các vấn đề của đơn vị mình, chưa kể nhu cầu cá nhân của các công dân nói chung.

Ở nước ta, để có thể hành nghề luật, bạn sẽ phải trải qua hai giai đoạn đào tạo:
1. Đào tạo cơ bản ở trình độ cử nhân:

Ba cơ sở đào tạo lớn nhất cả nước là: ĐH Luật Hà Nội, ĐH Luật TP. HCM, Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra còn có: Viện ĐH Mở Hà Nội, Khoa Luật của trường ĐH Khoa học Huế, Khoa Luật ĐH Cần Thơ, Khoa Luật ĐH Quốc gia TP. HCM… Các bạn có thể lựa chọn những ngành học phù hợp: Luật thương mại, Luật dân sự, Luật hành chính, Luật quốc tế, Luật hình sự, Luật kinh doanh, Quản trị - Luật. Một số cơ sở chỉ đào tạo một chuyên ngành nhất định như: ĐH Kinh tế Quốc dân đào tạo cử nhân luật kinh tế, HV An ninh nhân dân đào tạo cử nhân luật chuyên ngành Điều tra tội phạm.

Quản trị - Luật là một trong những ngành mới đào tạo cả về luật và kinh tế. Thông thường ở nước ngoài, người ta học kinh tế trước rồi mới học Luật, coi như là một mảng phụ trợ đắc lực khi làm kinh tế. Vì vậy, khi nghe đến ngành Quản trị- Luật sẽ có nhiều người nghĩ học ngành này có lợi hơn, vì mình được học cả hai. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Bởi vì ngành Quản trị - Luật học cả 2 nhưng chẳng đi sâu vào mảng nào cả, và sau này nếu bạn muốn lên bằng Thạc sỹ cũng khó, nhất là bằng thạc sỹ của nước ngoài, vì chẳng nước nào có môn gọi là Quản trị - Luật cả.

Đồng thời, khi ra trường, bằng của ngành này cũng sẽ khác các ngành khác. Tất cả các ngành Luật: dân sự, thương mại, quốc tế, hành chính, hình sự khi ra trường đều sẽ được cấp bằng "cử nhân luật"(như nhau, không phân biệt các khoa), với tấm bằng ấy, chỉ cần học thêm 6 tháng về nghiệp vụ là có thể có khả năng trở thành luật sư. Còn ngành Quản trị - Luật thì không. Học ngành ấy bạn sẽ nhận bằng cử nhân Quản trị - Luật, và bằng ấy không có khả năng làm luật sư. Đây là một điểm đáng lưu ý khi bạn quyết định chọn ngành học cho mình.

 ĐH Luật Hà Nội – Một trong ba cơ sở đào tạo Luật lớn nhất cả nước
ĐH Luật Hà Nội – Một trong ba cơ sở đào tạo Luật lớn nhất cả nước

2. Đào tạo nghề tại học viện tư pháp: Sau khi có bằng cử nhân luật, bạn cần trải qua một khóa đào tạo nghề tại Học viện Tư pháp nếu muốn trở thành:
-          Thẩm phán và kiểm sát viên (học nghề 12 tháng);
-          Luật sư (học nghề 6 tháng, làm luật sư tập sự 18 tháng ở văn phòng luật sư và công ty luật);
-          Chấp hành viên (học nghề 6 tháng);
-          Công chức viên (học nghề 6 tháng).

II. Học luật tại nước ngoài:

Trên thế giới, có hai hệ thống pháp luật lớn và điển hình là Hệ thống pháp luật Common Law (Thông luật) và Civil Law (Luật dân sự). Các nước như Anh, Úc, Mỹ, Canada đều theo hệ thống Common Law - Đây là hệ thống pháp luật phát triển từ những tập quán (custom), hay còn được gọi là hệ thống pháp luật coi trọng tiền lệ.

Khác với Common Law, Civil Law có nền tảng bắt nguồn từ hệ thống pháp luật của Pháp và một số nước lục địa Châu Âu coi trọng lý luận pháp luật, luật thành văn và không coi trọng các tiền lệ. Luật VN hiện nay theo truyền thống học thuật, thì được xếp vào hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, nhưng trên thực tế nhiều qui định về dân sự, về tố tụng, về hệ thống Toà án lại mang nhiều đặc điểm của Civil Law.

Vì vậy mà có nhiều ý kiến cho rằng học luật ở nước ngoài sẽ khó hành nghề ở VN. Tuy nhiên thực tế đã có nhiều SVVN theo học ngành Luật tại Anh, Úc, Mỹ… và trở về nước làm việc. Chị Nguyễn Thị Kim Loan - cựu SV trường The College of Law (London), hiện đang đảm nhiệm vị trí Trưởng cố vấn pháp lý tại Ngân hàng HSBC là một trường hợp điển hình. Theo kinh nghiệm của chị, nếu xác định du học tại Anh để trở về VN làm việc, thì có kiến thức nền tảng về luật VN là chuyện quan trọng không thể thiếu.

Điều đó có nghĩa là bạn có thể làm việc ngay khi về nước mà không phải trải qua một thời gian đầu bỡ ngỡ bắt nhịp với hệ thống luật trong nước. Con đường này cho bạn không chỉ sự thông thạo về hai hệ thống luật cùng lúc, các kỹ năng hành nghề rất cần thiết, mà còn là cơ hội để bạn trang bị cho mình kỹ năng Anh ngữ tại môi trường ngôn ngữ bản địa.

ĐH Luật Hà Nội – Một trong ba cơ sở đào tạo Luật lớn nhất cả nước 
Bằng cấp được công nhận toàn cầu, nhiều cơ hội việc làm với mức lương cao ngất ngưởng là lý do chính để nhiều sinh viên quyết tâm du học luật
 
Học ngành Luật ở nýớc ngoài là quyết định của không ít bạn có ý định đi du học, bởi vô số những lý do nhý luật là ngành học sẽ cho bạn khả năng phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt, kiến thức uyên bác, tý duy phản biện; một công việc thú vị, thu nhập tốt hay sự trọng vọng của xã hội. Theo nhiều chuyên gia về du học, nếu bạn lựa chọn du học ngành luật thì phải chú ý đến ba yêu cầu đặc biệt quan trọng là: trình độ tiếng Anh, thư giới thiệu và liên hệ nhà trường.

Các trường luật thường đòi hỏi kỹ năng tiếng Anh khá cao. Thông thường bạn phải có bằng TOEFL iBT > 90 hoặc IELTS >6.0 (tùy theo yêu cầu của từng trường). Kế đến bạn cần xin thư giới thiệu của các thầy cô hay những người lãnh đạo của bạn nếu đã đi làm. Thư giới thiệu càng nặng ký thì khả năng bạn được chấp nhận càng cao. Cuối cùng, bạn nên chủ động liên hệ với nhà trường để hoàn thiện hồ sơ cũng như nêu ra các thắc mắc, trăn trở, thậm chí thông qua đó bạn còn có thể tìm được học bổng từ các trường.

Tại Mỹ, để học Luật, bạn ít nhất phải có trong tay một tấm bằng cử nhân chuyên ngành bất kỳ mới được xét tuyển vào học. Vì vậy không bất ngờ khi rất nhiều thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào trường Luật là những người đã có cả bằng PhD (tiến sĩ) về một lĩnh vực khác. Do đó, tính cạnh tranh của tuyển sinh Luật ở Mỹ là cao nhất nhì thế giới, và để có được tấm bằng cử nhân luật Mỹ (Juris Doctor – J.D) ta cần ít nhất 7 năm. Rất may, câu chuyện đó chỉ xảy ra ở Mỹ. Các nước như Anh, Úc, Canada nhận đào tạo cử nhân ngay khi thí sinh vừa kết thúc chương trình PTTH. Tại Anh, để đăng ký các ngành như Luật, Y, Kiến trúc học sinh bắt buộc phải hoàn tất chương trình A-level 2 năm (tương đương với chương trình lớp 11,12 tại VN). Ngoài ra, nếu bạn đang nhắm tới các khóa học luật tại các trường ĐH nổi tiếng thế giới ở Vương quốc Anh như: Oxford, Cambridge… thì bạn cần làm bài thi sát hạch quốc gia về luật, được biết đến với tên viết tắt LNAT.

Những yêu cầu để hành nghề luật sư có thể khác nhau ở những quốc gia khác nhau. Để hành nghề luật sư tại Anh hoặc Úc, bạn phải được đào tạo thực hành sâu hơn sau khi hoàn tất văn bằng cử nhân Luật (LLB). Bạn có thể thực tập tốt nghiệp (một dạng tập sự học nghề) tại các văn phòng, công ty luật hoặc tham gia một khóa đào tạo đặc biệt, thông thường khoảng sáu tháng. Riêng ở nước Mỹ thì để hành nghề luật sư ở một bang nào đó thì bạn phải có bằng JD tại một trường do Luật sư đoàn Hoa Kỳ công nhận (ABA) đóng tại tiểu bang đó. 

Đón xem Kỳ 2: Những trường đào tạo luật nổi tiếng thế giới
Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm - tuyển dụng
ĐỨC ANH A&T

Friday, April 26, 2013

Luật sư tương lai đổ xô học nghề để "chạy" luật luật sư

Lượng hồ sơ chờ xét tuyển vào học các khóa đào tạo luật sư năm 2013 của Học viện Tư pháp - Cơ sở tại Tp. HCM tăng đột biến. Phải chăng các luật sư tương lai đang cố gắng "nước rút" trước khi Luật Luật sư có hiệu lực với quy định tăng thời gian đào tạo.

Chưa bao giờ nghề luật sư lại hấp dẫn như hiện nay. Nghề luật sư “hot” bởi nhiều lẽ, dễ thấy nhất là hoạt động khá độc lập, thu nhập cao, dễ làm giàu. Kể cả trong hoàn cảnh các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thu nhập nhiều người dân bị sụt giảm… thì nhu cầu tư vấn pháp luật và bảo vệ quyền lợi thân chủ trong các vụ tranh chấp, kiện tụng, đặc biệt là tranh chấp dân sự, vẫn không ngừng gia tăng. Vì thế học luật sư ra không phải lo sợ bị thất nghiệp.

 Nữ luật sư - Ảnh: Internet

Nghề luật sư “hot” bởi nhiều lẽ. Ảnh minh họa.

Bỏ thi tuyển đầu vào, học viên tăng nhanh

Ông Nguyễn Trường Thiệp, Trưởng cơ sở tại Tp. HCM của Học viện Tư pháp cho biết, trước năm 2006, trường thực hiện đầu vào theo chế độ thi tuyển (khi có bằng cử nhân Luật rồi phải thi tuyển). Sàng lọc kỹ nên tỷ lệ ra trường tương đối cao.

Đến khi Luật Luật sư năm 2006 quy định bỏ thi tuyển, mở rộng đầu vào, chỉ xét tuyển theo tiêu chí chấm điểm, tạo điều kiện cho mọi đối tượng học, nên số lượng học viên đăng ký học tăng nhanh chóng. Vì vậy, việc thi cấp chứng chỉ hành nghề luật sư khi ra trường phải hết sức chặt chẽ. Mỗi khóa ra trường khoảng 50%. Con số này khá ổn định từ 5 năm lại đây.

Nguồn học viên hết sức đa dạng. Mới tốt nghiệp cử nhân luật có, đã tốt nghiệp và đã đi làm từ lâu cũng có, gồm nhân viên các văn phòng luật sư, công ty luật, công chức, viên chức, nhân viên pháp chế của doanh nghiệp… có cả những người học chỉ để tăng hiểu biết. “Xã hội hiện nay rất coi trọng pháp luật để giải quyết những tình huống, những vụ việc cụ thể. Chứ nếu muốn am hiểu pháp luật thì chỉ cần học đại học luật là đủ rồi. Đó là sức hấp dẫn của nghề luật sư”, ông Thiệp nói.

Đỉnh điểm là cuối năm 2012, đầu năm 2013, lượng hồ sơ đăng ký học nghề luật sư tại Tp. HCM tăng đột biến. Có lúc học viên phải chen nhau mua hồ sơ để nộp. Lý giải về “cơn sốt” học nghề này, ông Thiệp cho rằng có nhiều khả năng các học viên đăng ký học để “chạy” Luật Luật sư năm 2012 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2013, theo đó thời gian đào tạo từ 6 tháng tăng lên 12 tháng, thời gian tập sự từ 18 tháng giảm xuống còn 12 tháng).

Trường đã nhanh chóng có biện pháp xử lý nên nạn khan hiếm hồ sơ đã được giải tỏa. Ngoài tổ chức lớp buổi tối, trường còn mở thêm các lớp thứ Bảy, Chủ nhật và cả ban ngày. Chỉ riêng phía Nam, năm 2012 trường đã có gần gần 2,5 ngàn học viên đăng ký học nghề. Học phí là 9,6 triệu đồng/khóa 6 tháng.

Luật sư phải “đọc” được sự việc

Khác với học đại học luật, các học viên học nghề luật sư được Học viện Tư pháp áp dụng chương trình khung do Bộ Tư pháp ban hành, chú trọng vận dụng pháp luật để xử lý tình huống. Trước ngày 1/7/2013, học viên vẫn học khóa đào tạo 6 tháng (theo Luật Luật sư 2006) gồm học phần về những vấn đề chung của luật sư (nghề, quy tắc đạo đức nghề), kỹ năng của nghề (nghe, nói, đọc, viết, tranh luận).

Bốn học phần tương ứng với kỹ năng hành nghề: Kỹ năng trong hình sự, dân sự, hành chính, tư vấn pháp luật và hợp đồng. Cả 5 học phần đều có phần lý thuyết chiếm khoảng 15% - 20%, còn lại 80% -85% là giảng về kỹ năng. Khi giảng, nguyên lý là dạy trên hồ sơ tình huống (vụ án, vụ việc cụ thể, học viên đóng vai), có một phần đặc biệt là diễn án dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Học viên còn được đi kiến tập tại tòa, văn phòng luật sư, công ty luật.

Do yêu cầu của chương trình, nguồn giảng viên của trường cũng hết sức đa dạng, gồm giảng viên cơ hữu của trường, giảng viên Đại học Luật Tp. HCM, Đại học Luật Hà Nội, một số cán bộ các cơ quan tố tụng (thẩm phán, kiểm sát viên), cán bộ của Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp… Nhưng nhiều nhất là luật sư, hiện có khoảng 50 - 60 luật sư có tên tuổi, trình độ, cùng tham gia giảng dạy.

Kỳ thi của Học viện Tư pháp cũng hết sức khác biệt. Quan điểm của trường, thi là vận dụng pháp luật để giải quyết các tình huống. Đề thi “mở”, cho sử dụng tất cả tài liệu, kể cả giáo trình của Học viện. Ông Thiệp nhận xét: “Anh vận dụng văn bản pháp luật và kinh nghiệm sống để giải quyết các tình huống đó. Không phải là hiểu pháp luật giống như cử nhân luật nữa. Qua các kỳ thi, tôi đánh giá học viên cử nhân luật còn yếu nhất là vận dụng pháp luật để giải quyết tình huống”.

Học viện Tư pháp đang liên kết với các đoàn luật sư, Sở Tư pháp các tỉnh thành để mở lớp đào tạo theo chương trình phát triển luật sư đến năm 2040 của Chính phủ và đã mở ở Cần Thơ 5 khóa, Đồng Nai 4 khóa, Bà Rịa - Vũng Tàu 2 khóa, đang mở ở An Giang, Cà Mau và sắp mở ở Bến Tre.

Lê Đình(phapluatvietnam)