This is an example of a HTML caption with a link.

Tuesday, October 15, 2013

Chứng thực bản sao từ bản chính (phần 2)

Liên quan đến vấn đề thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính đối với văn bản có tính chất song ngữ do hiện tại có quan điểm cho rằng thẩm quyền chứng thực những văn bản có tính chất song ngữ là thuộc thẩm quyền của Phòng tư pháp cấp huyện. Nay tôi sẽ viết thêm phần II để phân tích hơn về vấn đề này để làm sáng tỏ vấn đề.
Điểm a Khoản 1, và Điểm a Khoản 2, Điều 5 Nghị định 79/2007/NĐ-CP(gọi tắt là NĐ79) quy định:
“Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Phòng Tư pháp cấp huyện) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài;
2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;
…”
Điều đó có nghĩa là tại thời điểm ban hành NĐ79 được ban hành thì nhà làm luật đã “bỏ quên” thẩm quyền chứng thực  những văn bản có tính chất song ngữ.
Để bổ khuyết điều này thì Bộ tư pháp đã ban hành Thông tư số 03/2008/TT-BTP, theo quy định tại Điểm c, Mục 1 của Thông tư 08 thì UBND cấp xã và Phòng tư pháp đều có thẩm quyền chứng thực  văn bản có tính chất song ngữ.
Như vậy căn cứ vào Điểm c, Mục 1 của Thông tư 03/2008/TT-BTP thì UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực những văn bản có tính chất song ngữ.



Điều 1, Nghị định 04/2012/NĐ-CP  quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký:
1. Điểm a và điểm b khoản 1 Điều 5 được sửa đổi như sau:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và giấy tờ, văn bản song ngữ.
2. Bổ sung điểm c vào khoản 1 Điều 5 như sau:
c) Chứng thực các việc quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP.”
Điều 1 Nghị định 04/2012/NĐ-CP  quy định rất rõ: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP” Theo đó NĐ 04/2012/NĐ-CP chỉ bổ sung thẩm quyền cho Phòng tư pháp cấp huyện thẩm quyền được chứng văn bản song ngữ (ngoại diện của văn bản song ngữ rộng hơn văn bản có tính chất song ngữ)  vì trước đây là thông tư hướng dẫn đồng thời Nghị định bổ sung thêm thẩm quyền Phòng tư pháp cấp huyện được quyền chứng thực những văn bản thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 NĐ79.
Không có bất kỳ một Điều luật nào của Nghị định 04/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ quy định tại Khoản 2, Điều 5, NĐ79 và quy định tại Điểm c Mục 1 Thông tư 03/2008/TT-BTP.
Đối chiếu với quy định tại tại Điều 81 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật : “Điều 81. Những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
3. Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”


==> Khoản 2 Điều 5 NĐ79 và thông tư 03/2008/TT-BTP vẫn còn hiệu lực pháp luật => UBND cấp xã được quyền chứng thực văn bản có tínhchất song ngữ.
QUYETQUYEN

2 comments:

Cảm Quý độc giả đã gởi nhận xét, bài viết và câu hỏi pháp luật. Chúc quý độc giả tìm được thông tin hữu ích khi tham gia và chung sức phát triển pháp luật Việt Nam cho mọi người.

Pháp luật cho mọi người sẽ phản hồi nhận xét của Quý độc giả trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng!