BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
HỒ SƠ LAO ĐỘNG 02
TRANH CHẤP VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
THEO
I. I.TÓM
TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN
Nguyên đơn:
Ông Trần Ngọc Thắng sinh năm 1957
Địa chỉ: 25A Yên Thế, Phường 2, , quận Tân Bình TP.Hồ
Chí Minh.
Bị đơn:
Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam
Địa chỉ: 124/1 Bạch Đằng phường 2, quận Tân Bình,
TP. Hồ Chí Minh.(trụ sở chính : Sân bay Gia Lâm – TP Hà Nội)
Quan hệ pháp luật tranh chấp: “ về việc xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa
thải”
Nội dung sự việc:
-
Ngày 01/7/2004 ông Trần Ngọc Thắng và công ty Hàng không Việt Nam có ký
kết với nhau một hợp đồng lao động không xác định thời hạn, công việc mà ông Thắng
phải làm là theo dõi công tác dự án kho cảng dầu nguồn – Nhà Bè – TP. HCM và các công việc cụ thể do VPĐD giao. Địa điểm
làm việc tại VPĐD tại TP Hồ Chí Minh.
-
Trong quá trình làm việc ngày 19 tháng 3 năm 2006 ông Thắng làm đơn
xin công ty nghỉ ½ phép năm 2006
và đã được nghỉ từ ngày 26/03/2006
đến 06 tháng 04 năm 2006.(12 ngày làm việc)
-
Ngày 26 tháng 4 năm 2006 ông Thắng lại tiếp tục xin nghỉ phép năm với lý
do “ thăm cha mẹ vợ” còn lại nhưng không
được công ty đồng ý.
-
Ngày 15 tháng 5 năm 2006 tập thể cán bộ - công nhân viên của văn phòng đại
diện đã lập biên bản về việc ông Trần Ngọc Thắng tự ý bỏ việc không đến cơ
quan.
-
Ngày 17 tháng 5/2006 ông Thắng có đơn xin nghỉ không lương với lí do
chăm sóc mẹ vợ ốm và mẹ đẻ bị bệnh ung thư tái phát nhưng vẫn không được công
ty đồng ý.
-
Ngày
21 tháng 5 năm 2006 Chánh văn phòng đại diện tại Hồ Chí Minh đã gửi thông báo
triệu tập ông Thắng phải có mặt tại Văn phòng đại diện công ty để thực hiện nhiệm
vụ lao động nhưng ông Thắng vẫn không đến.
-
Ngày 4/6/2006 mẹ đẻ ông Thắng mất, ông Thắng làm đơn xin vé máy bay khứ
hồi từ Hà Nội vào Hồ Chí Minh( sau đó về Bình Thuận), công ty đã cho ông Thắng ứng
tiền mua vé và cho phép ông thắng về lo tang cho mẹ trong 4 ngày 4,5,6,7 tháng
6 năm 2006. Tuy nhiên sau khi lo tang xong cho mẹ thì ông Thắng không trở lại
làm việc mà trở lại ra Bắc để chăm sóc cha mẹ vợ.
-
Ngày 4 tháng 6 năm 2006 giám đốc Trần
Minh đã Ủy quyền cho ông Nguyễn Trọng Kim chủ trì, kết hợp với BCH công đoàn cơ
sở công ty tại TP Hồ Chí Minh để tiến hành lập biên bản xử lý kỷ luật đối với ông Thắng.
-
Ngày 4/7/2006 VPDĐ có giấy mời ông Thắng vào lúc 8h ngày 11/7/2006 có mặt
tại văn phòng để lập biên bản về việc tự ý bỏ việc nhưng ông Thắng không đến,
ngày 11/7/2006 tập thể CB-CNV VPĐD đã lập biên bản về sự vắng mặt của ông Thắng.
-
Ngày 12 tháng 07 năm 2006 VPĐD lại có
thông báo số 39/VPĐĐ để triệu tập ông Thắng đúng 14h cùng
ngày phải có mặt tại văn phòng đại diện công ty để lập biên bản về
viêc tự ý bỏ việc, nhưng ông Thắng vẫn không có mặt.
-
Ngày 14 tháng 7 năm 2006 VPĐD tiếp tục có
thông báo số 41/VPĐD đúng 08h ngày 16 tháng 7 năm 2006 có mặt tại VPĐD để lập
biên bản về việc tự ý bỏ việc.
-
Ngày 16 tháng 7 năm 2006 ông Thắng vẫn
không có mặt tại VPĐD nên ông Nguyễn Trọng Kim cùng ông Nguyễn Trí Tuệ ủy viên
thường vụ BCHCĐ cơ sở công đoàn công ty xăng Dầu Hàng không tại TP Hồ CHí Minh,
ông Nguyễn Trường Tộ - chánh văn phòng VPĐD, bà Trịnh Thị Lợi – chủ tịch công
đoàn bộ phận VPĐD và ông Đặng Mai Lâm – Chuyên viên đã lập biên bản xử lý vi phạm
kỷ luật lao động với hình thức sa thải đối với ông Trần Ngọc Thắng.
-
Ngày 03 tháng 08 năm 2006 Giám đốc công
ty Xăng Dầu Hàng không ra quyết định số 182/XDHK-TCCB xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải
đối với ông Trần Ngọc Thắng với lý do “ tự ý bỏ việc từ ngày 07/5/2006 đến
20/7/2006 không được cấp có thẩm quyền cho phép”
-
Ngày 03 tháng 03 năm 2007 ông Thắng làm
đơn khởi kiện gửi Tòa án nhân dân Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh yêu cầu Tòa án
phải giải quyết các vấn đề sau:
-
1. Buộc công ty xăng dầu Hàng không hủy
quyết định số 182/XDHK-TCCB ngày 03 tháng 8 năm 2006 về việc sa thải ông Thắng.
-
2. Công ty xăng dầu Hàng không phải nhận
ông Thắng trở lại làm việc
-
3. Yêu cầu công ty xăng dầu Hàng không bồi
thường toàn bộ số tiền trong khoảng thời gian ông Thắng không được làm việc tại
công ty từ tháng 01/2006 trừ đi những khoản mà ông Thắng đã nhận.
II.
Những
câu hỏi dự kiến tại phiên Tòa:
Hỏi
nguyên đơn:
1)
Tại
sao ông xin nghỉ nửa phép năm còn lại.
2)
Tại
sao ông xin nghỉ không hưởng lương vào ngày 17 tháng 5 năm 2006.
3)
Ông
cho biết tại sao ông xin nghỉ, công ty chưa cho nghỉ mà ông vẫn nghỉ?
4)
Ông
cho biết ông có nhận được các thông báo của Công ty gửi cho ông đến họp tại
công ty vào các ngày 11/7/2006, ngày 12/7/2006 và ngày 16/7/2006 không?
5)
Khi
ông làm đơn xin nghỉ ông có để lại địa chỉ trong đơn không?
6)
Đó
là địa chỉ nào?
7)
Trong các ngày 11, 12, 16/12 năm 2006 ông có
nhận được điện thoại từ văn phòng đại diện của công ty hay không?
8)
Theo
ông địa chỉ các thông báo gửi về cho ông tại số 13B Yên Thế, P. 2, Q. Tân Bình,
TP HCM có đúng với địa chỉ ông đã yêu cầu liên lạc với ông không?
9)
Tại
sao ông lại không có mặt tại buổi làm việc ngày 16 tháng 7 năm 2006?
Hỏi
đại diện bị đơn
1)Cty cho biết tại
sao trước đây khi ông Thắng xin nghỉ không hưởng lương thì công ty không yêu cầu
NLĐ phải ý kiến của VPĐD, nhưng lần này lại yêu cầu phải có ý kiến của VPĐD?
2)VPĐD hay GĐ công
ty Xăng dầu Hàng Không VN là người quản lý ông Thắng?
3)Cty cho biết tại
sao công ty không gửi GM ông Thắng về địa chỉ mà ông Thắng đã ghi trong các đơn
xin phép?
4)Nhưng trong báo
cáo ngày 21 tháng 5 năm 2006 ông Thắng có để lại địa chỉ khác so với địa chỉ
trong hợp đồng, tại sao công ty lại không gửi theo địa chỉ đó?
5)Cty cho biết tại
GM lần 2 ngày gửi là ngày 12/7/2006; trong khi ấn định họp là 14 giờ cùng ngày.
Theo Công ty, liệu ông Thắng có thể đến dự họp được không ?
6)Theo công ty, việc
NLĐ xin nghỉ việc tại DN để chăm sóc mẹ vợ có phải là chính đáng không?
7)Ông cho biết tại
thời điểm xử lý kỷ luật ông Thắng, ông Minh đang ở đâu?
8)Sau khi sa thải
ông Thắng, công ty có văn bản thông báo cho sở lao động thương binh xã hội
thành phố Hà Nội biết không?
III.
Bản luận cứ bảo
vệ cho nguyên đơn.
-
Kính thưa Hội đồng xét xử, thưa vị luật
sư đồng nghiệp, thưa tất cả mọi người dự khán tại phiên Tòa ngày hôm nay.
-
Tôi là luật sư Nguyễn Quyết Quyền, đến từ
Văn phòng luật sư QQlawyer thuộc đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh, là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
ông Trần Ngọc Thắng – nguyên đơn trong vụ án tranh chấp về việc xử lý kỷ luậtlao động theo hình thức sa thải.
-
Thưa Hội đồng xét xử, sau khi nghiên cứu
các tài liệu có trong hồ sơ vụ án cũng như sau khi lắng nghe kết quả hỏi công
khai tại phiên Tòa ngày hôm nay tôi xin khằng định việc công ty xăng dầu Hàng
không áp dụng hình thức xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải đối với ông Trần
Ngọc Thắng là hoàn toàn không có căn cứ và trái với các quy định của pháp luậtlao động hiện hành, bởi các lẻ sau:
-
Về
lý do sa thải: Lý do công ty xăng dầu Hàng không đưa ra
để sa thải ông Thắng là căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 85 Bộ luật lao động : “người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn
trong một tháng hoặc hai mươi ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do
chính đáng”. Việc công ty căn cứ vào điều khoản này để xử lý kỷ luật ông Thắng
bằng hình thức sa thải là một việc làm hoàn toàn không khách quan và không đánh
giá đúng nội tình sự việc. Thưa Hội đồng xét xử, tôi thừa nhận là ông Thắng đã
nghỉ việc từ ngày 7/5/2006 đến 20/7/2006 nhưng đây không thể được xem là hành
vi tự ý bỏ việc và đây là trường hợp người lao động nghỉ việc có lí do chính
đáng. Bởi lẻ, từ ngày 7/5/2006 đến ngày 20/7/2006 là những ngày mà thân chủ tôi
phải gồng mình lên để lo cho công viêc gia đình, hết chăm lo cho vợ bị ốm phải
đi bệnh viện sau đó về điều trị tại nhà rồi đến lo cho cha mẹ vợ bị bệnh ốm ngoài Bắc, rồi thì
phải lo hậu sự cho người mẹ ruột bị bệnh ung thư ở Bình Thuận, một mình thân chủ
tôi trong một khoảng thời gian ngắn như vậy nhưng phải lo gánh chịu không biết
bao nhiêu trọng trách nặng nề, thân chủ tôi phải nghỉ việc để làm trọn đạo hiếu
của người con, làm tròn nghĩa vụ của một người chồng. Theo quy định tại điểm b
khoản 3 Mục III thông tư 19 /2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số Điều của
Nghị định số 41/CP ngày 6 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ thì lí do chính đáng
theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 85 là “Do thân nhân bị ốm có xác nhận của
cơ sở y tế được thành lập hợp pháp tiếp nhận khám và điều trị. Thân nhân bị ốm
bao gồm: Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con”.
-
Trong khoảng thời gian đó thân chủ tôi
biết là mình không thể vừa lo việc gia đình vừa lo việc cho công ty nên thân chủ
tôi đã làm đơn xin nghỉ phép năm ( vào ngày 26/4/2006), xin nghỉ không lương
ngày 17/05/2006 ấy thế mà công ty lại cố tình làm khó cho thân chủ tôi, không
cho thân chủ tôi thực những quyền của người lao động, công ty đã đưa ra những
lí do hết sức vô lý để không chấp nhận đơn xin nghỉ của thân chủ tôi như: “
đang chờ đoàn thanh tra vào làm việc”, “đơn chưa có sự đông ý của văn phòng đại
diện”, thưa Hội đồng xét xử, trước đây vào năm 2004 thân chủ tôi cũng đã từng
xin nghỉ không lương, lúc đó thân chủ tôi chỉ cần có một lá đơn và nêu lí do là
“có việc riêng” và nộp trực tiếp tại trụ sở công ty thì giám đốc công ty chấp
nhận ngay mà không cần có sự đồng ý hay không đồng ý của VPĐD ấy vậy mà lần nay
thân chủ tôi đang gặp khó khăn thực sự, công ty cũng biết rõ hoàn cảnh nhưng lại
không chấp thuận đơn nghỉ không lương của thân chủ tôi, phải chăng bên trong
còn có nội tình khác liên quan tới việc thân chủ tôi đi tố giác những việc làm
sai trái của lãnh đạo công ty?
-
Về
trình tự thủ tục ra quyết định sa thải:
Thưa HĐXX , trình tự xử lý kỷ luật của công ty xăng
dầu hàng không Việt Nam đối với thân chủ tôi là hoàn toàn trái pháp luật bởi lẻ
quá trình xử lý kỷ luật không có sự tham gia của ông Thắng, không để cho ông Thắng
bày tỏ lí do cũng như tự bào chữa cho mình, việc làm này là vi phạm nghiêm trọng
quy định của pháp luật khi tiến hành việc kỷ luật bằng hình thức sa thải, cụ thể
đã vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 87 Bộ luật Lao động, khoản 3 Điều 87 quy định
“khi xem xét xử lý kỷ luật lao động phải
có mặt đương sự và phải có sự có mặt của đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở
trong doanh nghiệp” Điều này đã được cụ thể hóa tại điểm c khoản 1 Điều 11
Nghị định 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995. Điểu c khoản 1 quy định “Đương sự phải có mặt và có quyền tự bào chữa,
nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân, hoặc người khác bào chữa. Trong trường hợp
đương sự là người dưới 15 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ, hoặc người
đỡ đầu hợp pháp của đương sự. Nếu người sử dụng lao động đã 3 lần thông báo bằng văn bản mà đương sự
vẫn vắng mặt thì người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật và
thông báo quyết định kỷ luật cho đương sự biết”.
Thưa HĐXX, trong quá trình giải quyết vụ án phía
công ty đã đưa ra 03 thông báo để chứng
minh cho việc công ty đã triệu tập ông Thắng, nhưng tôi xin khẳng định những
thông báo mà công ty đưa chỉ là dùng để che đậy cho việc xử lý kỷ luật sai trái
của mình:
1.
Thông báo ngày 4/7/2006, thông báo này
được soạn thảo ngày 4/7/2006 ấy vậy mà giấy báo phát công ty cung cấp cho Tòa lại
đề ngày gửi là ngày 2/7/2006, ngày phát là ngày 03/7/2006, tại phiên Tòa ngày
hôm nay đại diện của công ty cũng không chứng minh được sự mâu thuẩn này? Hơn nữa,
giấy báo phát đó là báo phát do chị Lan ký nhận chứ không phải là do anh Thắng
ký nhận.
2.
Thông báo ngày 12/7/2006 lại càng vô lý
hơn nữa là, công ty ra thông báo vào buổi sáng như đã bắt buộc ông Thắng có mặt
vào lúc 14 giờ cùng ngày, thử hỏi công ty làm cách nào mà gửi thông báo này đến
cho thân chủ tôi? Và liệu thân chủ tôi có thể từ ngoài Bắc để vào Hồ Chí Minh
tham dự buổi làm việc này không?
3.
Thông báo ngày 16/7/2006 thì công ty lại
gửi vào địa chỉ mà ông Thắng đã chuyển
đi từ trước đó mấy tháng, nên ông Thắng cũng không hề nhận được các
thông báo này.
Như vậy rõ ràng
là việc triệu tập ông Thắng của công ty là hoàn toàn không đảm bảo đúng quy định,
điều đó chứng tỏ việc xử lý kỷ luật với hình thức sa thải của công ty là hoàn toàn trái pháp luật về mặt trình tự thủ
tục.
Về
thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động:
Thưa HĐXX, trong quá
trình xử lý kỷ luật ông Thắng công ty còn phạm phải một sai phạm nghiêm trọng nữa
đó là về thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định
33/2003/NĐ-CP sửa đổi Điều 10 Nghị định 41/1995 ngày 06 tháng 7 năm 1995 thì đối
với trường hợp xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải người sử dụng lao động phải
trực tiếp tiến hành xử lý, người sử dụng lao động chỉ được ủy quyền trong trường
hợp vắng mặt ấy vậy mà trong trường hợp này ông Trần Minh- giám đốc công ty có
mặt tại công ty nhưng lại không tiến hành việc họp xử lý kỷ luật ông Thắng mà lại
Ủy quyền cho ông Nguyễn Trọng Kim theo văn bản ủy quyền số 131/XDHK-TCCB. Điều
này là hoàn toàn với quy định của pháp luật lao động khi tiến hành xử lý kỷ luậtlao động bằng hình thức sa thải.
Ngoài ra
sau khi tiến hành sa thải ông Thắng, giám đốc công ty xăng dầu Hàng không không
báo cho sở lao động thương binh xã hội Hà Nội biết, điều này là vi phạm quy định
tại khoản 2 Điều 85 BLLĐ. Khoản 2 Điều 85 quy định “sau khi sa thải người lao động,
người sử dụng lao động phải báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh biết”.
Bởi các lý do
nêu trên tôi kính đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ vào: điểm c
khoản 3 Mục III thông tư 19/2003/TT-BLĐTBXH, khoản 3 Điều 87 Bộ Luật Lao Động,
Điều 11 nghị định 41/CP, khoản 5 Điều 1 Nghị định 33/2003/NĐ-CP,Điều 41 Bộ luậtlao động, Khoản 2 Điều 85 BLLĐ.
o
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn – ông Trần Ngọc Thắng buộc công ty xăng dầu hàng không phải hủy quyết định
sa thải số 182/XDHK-TCCB ngày 03 tháng 8 năm 2006.
o
Buộc công ty xăng dầu Hàng không nhận
ông Thắng trở lại làm việc
o
Bồi thường cho ông Trần Ngọc Thắng 02
tháng tiền lương và phụ cấp lương.
o
Bồi thường cho ông Thắng toàn bộ số tiền
lương từ ngày 03 tháng 8 năm 2007 đến ngày 10 tháng 5 năm 2007.
QUYẾT QUYỀN
pháp luật cho mọi người có thể cho em hỏi phân biệt một cách cụ thể giữa tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể được không ạ? em vừa biết đến khái niệm này nhưng không phân biệt được rõ ràng.
ReplyDeleteHồ sơ này thì dành cho doanh nghiệp hay người lao động nhỉ Luật IURA
ReplyDelete