Bài viết liên quan:
>>> Tòa án "đẻ" thêm thủ tục
Để
quý độc giả dễ theo dõi thì tôi xin tóm lược cơ bản nội dung vụ án:
Ông
Đ và bà N chung sống với nhau từ trước
năm 1975 (không đăng ký kết hôn) sinh sống tại xã TP huyện B tỉnh L, có với nhau được 04
người con. Trong quá trình sống chung họ tạo lập được hơn 4.000 m2 đất, trong
đó có 400 m2 đất ở, Giấy chứng nhận đứng tên một mình ông Đ được cấp năm 1995,
phần diện tích của họ nằm cặp mé sông Thanh Hà. Năm 2007 khi biết được sẽ có một
dự án nạo vét con sông và mở đường gần đó thì ông phó chủ tịch UBND xã TP đã tiến
hành thương lượng với ông Đ để mua 1.000 m2 đất, chạy dọc theo con sông với giá
80tr. Tại thời điểm đó với vị trí đất đó mà bán được giá đó quả là một điều vui
mừng đối với vợ chồng ông Đ, họ chẳng nghĩ ngợi sâu xa gì và sớm ký hợp đồng
chuyển nhượng 1000m2 đất đó. Khi tiến hành thủ tục chuyển nhượng thì ông phó chủ
tịch không đứng tên trên hợp đồng mà đã để 04 người khác tiến hành ký hợp đồng
chuyển nhượng với ông Đ, mỗi hợp đồng chuyển nhượng 250m2. Do bà N không có tên
trên giấy chứng nhận nên bà N không ký vào hợp đồng mà trên hợp đồng chỉ có
mình ông Đ ký tên chuyển nhượng.
Sự
việc đến đây thì cũng không có gì đáng nói, thế nhưng vào khoảng đầu năm 2009, khi các con trong gia
đình đều đã trưởng thành, vợ chồng ông Đ bàn bạc với nhau để tiến hành phân
chia đất cho các con để làm nhà ở. Khi chuẩn bị thực hiện thủ tục chuyển nhượng
thì họ mới biết là phần đất ở của họ không còn vì đã chuyển nhượng hết cho 04
người kia rồi. Đến sau này khi trích lục lại toàn bộ hồ sơ thì tôi mới biết là
khi ký hợp đồng chuyển nhượng thì trên hợp đồng có ghi là sẽ chuyển nhượng phần
đất ở và đất nông nghiệp, nhưng không ghi rõ là bao nhiêu m2 đất ở và bao nhiêu
m2 đất nông nghiệp, thế nhưng khi xem trên giấy chứng nhận của 04 người kia thì
thật lạ kỳ, mỗi giấy chứng nhận đều được cấp 150 m2 đất nông nghiệp và 100m2 đất
ở.
Họ đều là những người nông dân nên thiếu hiểu biết, khi biết sự việc như vậy
thì họ cũng không biết phải làm sao, chỉ biết đi lên đi xuống khiếu nại với ông
phó chủ tịch xã nhưng đến lúc này thì ông ta bảo ông ta không phải là người mua
mà 04 người kia mới là người mua, ông ta không biết gì. Đã thế khi ký hợp đồng chuyển nhượng thì
ông Đ chỉ ký và giao toàn bộ hồ sơ cho ông phó chủ tịch để thực hiện thủ tục
chuyển nhượng nên ông Đ không còn giữ được bản hợp đồng nào cả. Khi họ đến Văn
phòng thì thời hiệu đã hết mọi việc xem như
bế tắc…, Phải đến khi có luật sửa đổi bổ sung một số điều BLTTDS 2011 thì chúng
tôi mới có thể khởi kiện.
Vì
đây là tranh chấp có liên quan đến quyền sử dụng đất nên phải tiến hành hòa giải
tại UBND xã trước khi khởi kiện. Quá trình hòa giải tại UBND xã thì chỉ có 02
trong số 04 người ký hợp đồng có mặt để hòa giải, 01 người vắng mặt 02 lần không có lý do, còn 01 người đã chết nhưng chúng tôi lại chưa thể
tìm được thông tin những người thừa kế.
Tôi
đã yêu cầu UBND xã lập 2 biên bản hòa giải không thành và 01 biên bản hòa không
thể tiến hành hòa giải được đối với trường hợp không tham gia phiên hòa giải
kèm theo giấy xác nhận là họ đã nhận được thư mời hợp lệ của UBND. Đối với trường
hợp người đã chết chúng tôi chưa có thông tin nên dự định sẽ tiến hành khởi kiện
sau. Khi có đầy đủ các biên bản hòa giải thì tôi là người trực tiếp dẫn bà N đi
nộp đơn khởi kiện yêu cầu hủy các hợp đồng chuyển nhượng nói trên với lý do hợp
đồng không có chữ ký của đồng sở hữu.
QUÁ TRÌNH NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN:
- Cán bộ nhận đơn: anh về làm lại đơn khởi kiện, trình bày rõ nội dung sự việc và yêu cầu cụ thể,
- Tôi:
Thưa anh ở đây em đã có nêu rõ yêu cầu rồi, còn nội dung sự việc cụ thể thì sau
này em sẽ nêu ở trong bản tự khai.
- Cán
bộ nhận đơn: Không được, anh phải viết rõ trong đơn mới được.
- Tôi:
Anh ơi, đơn này em soạn theo mẫu mà, theo nội dung đơn em đã trình bày đầy đủ
theo Điều 164 BLTTDS mà.
Thấy tôi có vẻ cương quyết về vấn đề đơn khởi kiện anh
này bắt đầu nhìn kỷ vào hồ sơ khởi kiện và nói:
- Cái
này ( anh ta chỉ vào hồ sơ có biên bản không hòa giải được) chưa hòa giải ở xã,
đem về xã hòa giải rồi nộp đơn nhé.
- Tôi:
Anh ơi, anh xem lại dùm em đi, cái này xã mời hai lần mà người ta không lên,
nên không hòa giải được, em có gửi biên bản hòa không hòa giải được kèm theo
đó.
- Cán
bộ nhận đơn: Lấy gì chứng minh là họ không lên?
- Tôi:
Dạ có chữ ký của người đó nhận thư mời phía bưu điện họ gửi lại cho UB xã đó
anh.
Đến đây anh ta im lặng rồi bảo tôi qua ghế ngồi chờ, còn
anh ta cầm tập hồ sơ vào phòng trong, một lúc sau tôi có nghe nói vọng ra là “
không nhận được”, rồi anh ta bước ra và bảo với tôi là cái này chưa nhận được,
anh về làm lại đơn và hòa giải lại tại xã đi.
Tôi
liếc sang nhìn bà N, thấy bả có vẻ vô cùng lo lắng… tôi quay lại nói với anh
cán bộ nhận đơn:
- Nếu anh không nhận đơn thì anh vui lòng cho
tôi văn bản và nêu rõ lý do tại sao không nhận đơn của tôi?
- Cán
bộ nhân đơn: Ở đây không có văn bản gì cả, anh cứ về làm lại đơn và hoài giải lại.
Lúc này thì tôi không còn nhẹ nhàng nữa mà tôi nói lớn
lên: Nếu anh không trả lời bằng văn bản cho tôi thì cho tôi gặp chánh án. Anh
ta cũng có vẻ hơi khó chịu về yêu cầu của tôi rồi đi vào trong và một thẩm phán
khác đi ra, chị ta lướt qua hồ sơ rồi nói với tôi:
- TP: Những
biên bản hòa giải này không có giá trị, anh về yêu cầu xã hòa giải lại.
- Tôi:
Không giá trị là không giá trị thế nào hả chị? Biên bản này có dấu của UBND xã,
có đầy đủ thành phần theo luật định, sao chị bảo không có giá trị?
- TP:
Biên bản gì mà không có nguyên đơn, bị đơn gì cả?
- Tôi:
Biên bản ở xã cũng có nguyên đơn, bị đơn à chị?
- TP:
Sao lại không có,anh làm đơn khởi kiện thì phải có nguyên đơn, bị đơn chứ?
- Tôi:
Ở xã làm gì có đơn khởi kiện, tôi chỉ làm đơn khiếu nại thôi, làm gì có nguyên
đơn bị đơn? Đó là chưa kể theo luật thì tư cách nguyên đơn, bị đơn chỉ có khi
Tòa án ra quyết định thụ lý vụ án.
- TP:
Ơ, anh rành luật quá, tôi không nói chuyện với anh, anh không phải là nguyên
đơn, tôi mời anh ra ngoài, rồi quay mặt sang phía bà N đang ngồi gần đó, lấy trong học bàn ra 1 tờ giấy lịch
ngồi viết những điều cần bổ sung.
Thấy vậy tôi cũng chưa nói gì để chị ta ngồi viết… sau
khi viết xong chị ta lại bảo tôi ra ngoài rồi gọi bà N tới để giải thích cho bà
N. Tôi lại lên tiếng:
- Tôi:
Chị vui lòng xem lại hồ sơ nhé, tôi đã nộp giấy ủy quyền để tham gia khởi kiện,
vì vậy tôi có đủ tư cách làm việc với chị, còn bà N hôm nay đi theo chỉ là tôi
dẫn bả ấy đi cho bà ấy biết thôi, bà ấy không liên quan tới việc nộp này.
- TP:
Lật lật hồ sơ và thấy giấy UQ của tôi, rồi đưa tờ giấy trắng đó bảo tôi về làm
theo hướng dẫn ở đó.
- Tôi:
Gạt qua tờ giấy đó và nói: chị làm gì vậy? nếu chị không nhận đơn thì chị hãy
trả lời cho tôi bằng văn bản có đóng dấu của Tòa án chứ sao lại đưa cho tôi tờ
giấy lịch như vậy?
- TP: ở
đây như vậy đó, không có văn bản gì cả.
- Tôi:
Vậy chỉ cho tôi hỏi chị có thẩm quyền nhận đơn ở đây không?
- TP: ở
Tòa này ai cũng có quyền nhận đơn hết.
- Tôi:
Vậy chị cho tôi văn bản từ chối nhận đơn đi.
Thấy tôi cương quyết quá chị ta lại nhìn vào đống hồ sơ
xem có còn gì để bắt bẻ hay không, xem xong chị ta lại bảo:
- TP:
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của bà N và ông Đ đâu?
- Tôi:
Họ không đăng ký kết hôn nên không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, nhưng họ
lại chung sống với nhau từ trước 3/1/1987 nên họ không cần đăng ký kết hôn vẫn
được xem là vợ chồng.
- TP:
Nhưng anh phải về xã yêu cầu họ xác nhận là họ chung sống từ thời gian đó cho tới
nay.
- Tôi:
Tại sao phải làm vậy chứ? Tôi đã cung cấp thêm giấy khai sinh của người con
trai đầu của bà N và ông Đ từ năm 1976, trên đó ghi rõ tên cha là ông Đ, tên mẹ
là bà N mà? Cả trên cuốn sổ hộ khẩu chị đang cầm đó, có ghi rõ mối quan hệ giữa
bà N với chủ hộ là vợ mà?
Đến đây thì chị TP lại không nói gì mà đứng dậy và đi vào
trong. Tôi vẫn tiếp tục ngồi chờ, lúc này cũng đã gần 16h, từ trong phòng thì một
ông khác bước vào, ông này có vẻ nhẹ nhàng hơn, ông đi ngang qua, bấm công tắc
điện rồi ngồi vào bàn xem hồ sơ, tôi nhìn vào bản tên thì biết ông là chánh án.
Xem qua hồ sơ thì ông ấy bảo:
Chánh án: Giấy ủy quyền này chưa hợp lệ vì ông N và bà Đ
là người có quyền lợi đối lập mà cùng ủy quyền cho một người là sai.
Tôi: Vâng, điều này thì em biết, nhưng hiện tại thì giấy
UQ đó cũng đang có hiệu lực vì nó chưa bị cơ quan nào tuyên bố vô hiệu cả, sau
này vụ án được thụ lý thì em sẽ làm lại giấy ủy quyền cho đúng. Với lại hôm nay
cũng có bà N đi cùng nên em nghĩ vấn đề này cũng không có gì.. ( đây chính là
lý do tôi để bà N đi cùng, vì khi hòa giải ở phường cần cả ông N và Đ đi, tôi
đã làm giấy UQ gộp nhưng ở xã thì họ không phát hiện được điều này là sai ).
Thấy tôi nói vậy nên ổng cũng không làm khó gì và bảo cán
bộ nhận đơn viết biên nhận cho tôi.
Tới đây tôi mới thở phào nhẹ nhõm, và mới thấu hiểu được
việc nộp đơn khởi kiện nó không như những gì mà tôi được học ở trên giảng đường
đại học.
Quyết Quyền
Bài viết rất hữu ích cho tôi, cám ơn diễn đàn nhá!
ReplyDeletetrời ơi, cứ càng đọc càng ức chế vì mình đi nộp đơn cũng bị bắt bẻ như vậy... điên k chịu được. Nhưng mình lại không rành luật nên k cãi lại được như Quyet Quyen. Đọc mà thấy hả hê ghê
ReplyDeleteNhờ có diễn đàn em có thể giải quyết những vấn đề nan giả, xin cám ơn! em sẽ giới thiêu thật nhiều bạn bè
ReplyDeleteQuá hay. Tôi đã quá nhiều lần như vậy nhưng chuyên ngành của minh là kỹ sư cơ khí.cảm ơn tác giả đã chia xẽ
ReplyDeleteQuá hay. Tôi đã quá nhiều lần như vậy nhưng chuyên ngành của minh là kỹ sư cơ khí.cảm ơn tác giả đã chia xẽ
ReplyDeleteDon cam ket nguon goc nuc su dung tang thoi
ReplyDeleteKho tàng pháp luật Việt Nam:
ReplyDelete- Hỏi đáp, hỗ trợ pháp luật trong và ngoài nước
- Tra cứu văn bản pháp luật
- Hướng dẫn thủ tục hành chính
- Liên hệ để gửi yêu cầu
Pháp luật trong tầm tay bạn
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Trân trọng./.
Nhà tui .cũng đang kiện ne...toà án gi mà làm khó ng dân thế ...toa án vì nhan dân phục vụ vãi chưởng...bắ t ng dân đi lại khổ sở hơi theo mấy chó cướp đất tao khổ quá ...
ReplyDelete