Đại biểu: NGUYỄN BÁ THUYỀN |
Ngày 11 tháng 8 năm 2014, TAND thành phố V
ban hành thông báo thụ lý vụ án số 1600/TB-TA để thụ lý giải quyết vụ án tranh
chấp “hợp đồng mua bán tài sản’ giữa
nguyên đơn là ông NTD (ông D ủy quyền cho bà Lê Thị H), bị đơn là ông Nguyễn Phú, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là bà NTTK.
Xin nói rõ hơn mối quan hệ tranh chấp ở đây là
do ông Nguyễn Phú vay tiền của bà NTTK với số tiền 500.000.000 đồng nhưng đến hạn
không trả nên bà NTTK đã tiến hành khởi kiện ông Nguyễn Phú và đã có bản án của
Tòa án có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên buộc ông Phú phải trả cho bà NTTK
số tiền hơn 600.000.000 đồng. Sau khi có bản án bà NTTK đã tiến hành xác minh điều
kiện thi hành án của ông Nguyễn Phú thì phát hiện ông Nguyễn Phú đang sở hữu một
chiếc xe oto có giá trị khoảng 800.000.000 đồng. Tuy nhiên trong quá trình thi
hành án thì phía ông Nguyễn Phú và ông NTD xác lập với nhau một hợp đồng mua bán
chiếc xe nói trên với mục đích tạo ra tranh chấp để kéo dài việc thi hành án đối
với số tiền ông Phú còn nợ bà NTTK. Tác giả tham gia vụ án với tư cách là người
đại diện theo ủy quyền của bà NTTK.
Sau khi thụ lý vụ án TAND thành phố V đã ra
thông báo về phiên hòa giải vào ngày 11 tháng 8 năm 2014, theo đó Tòa án triệu
tập các đương sự tiến hành hòa giải vào ngày 28 tháng 8 năm 2014, vào ngày 28
tháng 8 năm 2014 vì bị đơn là ông Nguyễn Phú
không có mặt để tham gia hòa giải nên TAND thành phố V đã ban hành Thông báo số 1023/TB – TA để hoãn phiên
hòa giải, đồng thời ấn định thời gian tiến hành phiên hòa giải tiếp theo là vào
lúc 7h 30 phút, ngày 22 tháng 9 năm 2014. Ngày 22 tháng 9 năm 2014, đại diện
nguyên đơn vắng mặt không có lý do, bị đơn vắng mặt không có lý do, nên Tòa án
đã tiến hành lập biên bản không hòa giải được.
Tiếp đó, Tòa án triệu tập các đương sự tham
gia phiên hòa giải vào ngày 13 tháng 10 năm 2014, tại phiên hòa giải ngày 13
tháng 10 năm 2014, đại diện nguyên đơn tiếp
tục vắng mặt không lý do, bị đơn vắng mặt không có lý do vắng mặt không lý do
nên Tòa án đã tiến hành lập biên bản không hòa giải được.
Nhận thấy đây là cơ sở vững chắc để yêu cầu tòa
án đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 192[i] Bộ
luật Tố tụng Dân sự và việc đình chỉ giải
quyết vụ án là vô cùng có lợi cho bà NTTK
nên tác giả đã có đơn yêu cầu Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án ngay
trong ngày 13 tháng 10 năm 2014.
Tưởng chừng như vụ án có thể sớm kết thúc tại
đây, thế nhưng đến ngày 31 tháng 10 năm 2014, tác giả nhận được Quyết định của
Chánh án TAND thành phố V với nội dung không chấp yêu cầu đình chỉ giải quyết vụ
án với lý do: “Vào ngày 10 tháng 10 năm
2014, bà Lê Thị H đã có Đơn xin vắng mặt phiên hòa giải”.
Biết rõ việc bà Lê Thị H bổ sung đơn xin vắng
mặt phiên hòa giải vào ngày 10/10/2014 là việc làm để hợp thức hóa để Tòa không
đình chỉ giải quyết vụ án nên tác giả đã tiếp tục khiếu nại đến Chánh án tòa án
nhân dân tỉnh V với lập luận:
“Đơn
xin vắng mặt phiên hòa giải ngày 10 tháng 10 năm 2014 của bà Lê Thị H là không
hợp pháp và được bổ sung sau ngày 13 tháng 10 năm 2014 vì nếu thực sự vào ngày
10 tháng 10 năm 2014 bà H đã có đơn xin vắng mặt phiên hòa giải, thì tại sao vào
ngày 13 tháng 10 năm 2014, khi tôi tham gia hòa giải, Thẩm phán chủ trì phiên
hòa giải không thông báo nội dung đơn này cho tôi biết? đồng thời biên bản
không hòa giải được lập vào ngày 13 tháng 10 năm 2014 cũng không thể hiện việc
bà H có đơn xin vắng mặt phiên hòa giải vào ngày 10 tháng 10 năm 2014, mà Biên bản không hòa giải được nêu rõ lý
do không hòa giải được là do: bà Lê Thị H đại diện cho nguyên đơn, bị đơn vắng mặt
không có lý do.”
Trong thời gian chờ đợi kết của của Chánh án tỉnh, tác giả muốn chia sẻ câu chuyện trên với quý độc giả trước hết là để chia sẻ một kinh nghiệm nhỏ trong quá trình hành nghề luật sư thì điều luật sư cần phải lưu ý là phải có lịch làm việc cụ thể và cập nhật lịch mỗi ngày làm việc vào lúc đầu ngày và cuối ngày để tránh trường hợp như người đại diện của nguyên đơn trong câu chuyện tác giả kể trên, vì khi có được sự tin tưởng của khách hàng nhưng luật sư không làm tròn trách nhiệm của mình thì đó là một điều không tốt. Tiếp đến tác giả muốn chia sẻ với quý độc giả để quý độc giả có thể thấy rõ hơn lời phát biểu của Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (tỉnh Lâm Đồng) với nội dung “Chính trị, tiền bạc, tình cảm đi vào tòa án thì công lý sẽ giảm đi”, bởi lẽ trong câu chuyện tác giả vừa kể trên, không đơn giản mà người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn có thể hợp thức hóa đơn xin vắng mặt vào ngày 10/10/2014 mà đằng sau còn nhiều vấn đề khác mà tác giả không tiện chia sẻ.
[i] e) Nguyên
đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp
người đó có đơn đề nghị
giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng;
Sau khi nhận được kết quả giải quyết khiếu nại lần 01 tôi đã tiếp tục gửi đơn lên Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh để được giải quyết. Sau 03 ngày nộp đơn thì ông Nguyễn Phú (người phải thi hành án) đã chủ động liên hệ với tôi để đàm phán về việc thi hành án. Sau hơn 02 ngày thương lượng đàm phán thì tôi và bà NTTK đã đồng ý để cho ông Nguyễn Phú thanh toán 70% tổng số tiền phải thi hành án bằng tiền mặt tại thời điểm thỏa thuận, đồng thời bà NTTK đồng ý giải tỏa việc kê biên chiếc xe ô tô của ông Nguyễn Phú và ông NTD rút đơn khởi kiện, 30% số tiền ông Nguyễn Phú phải thi hành án sẽ chuyển sang một tài sản khác của ông Nguyễn Phú đang cũng đang bị kê biên để chờ xử lý trong một vụ án khác. Tuy kết quả không được hoàn mỹ, tuy nhiên tác giả vẫn cảm thấy vui khi đã giúp được khách hàng giải quyết được những vướng mắc pháp lý và giải quyết được khó khăn về tài chính trước mắt, cũng như vui khi công lý vẫn còn nhiều chỗ đứng trong xã hội nếu ta thực sự dũng cảm đấu tranh.
ReplyDeleteKho tàng pháp luật Việt Nam:
ReplyDelete- Hỏi đáp, hỗ trợ pháp luật trong và ngoài nước
- Tra cứu văn bản pháp luật
- Hướng dẫn thủ tục hành chính
- Liên hệ để gửi yêu cầu
Pháp luật trong tầm tay bạn
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Trân trọng./.