hình ảnh minh họa |
Điều 1: Đừng bao giờ
tin hoàn toàn những lời trình bày của khách hàng khi đến nhờ tư vấn
Khi
khách hàng tìm đến luật sư để tư vấn, thông thường khách hàng thường chỉ trình
bày những điểm đúng, những điểm có lợi cho mình và thường “nói xấu” bên còn lại
vì vậy luật sư cần phải xem xét, cân nhắc trước những thông tin khách hàng cung
cấp để có hướng tư vấn chính xác nhất.
Điều 2: Đừng bao giờ
chủ quan trước những quan hệ pháp luật tranh chấp đơn giản
Có
những quan hệ pháp luật tranh chấp tưởng chừng như rất đơn giản và có thể dễ dàng
giải quyết nhưng khi đi vào giải quyết thì thường phát sinh nhiều vấn đề mới hoặc
do chủ quan nên quá trình giải quyết vụ án luật sư thường mắc phải những lỗi nhỏ
dẫn đến những hậu quả khó lường, vì vậy là Luật sư thì tuyệt đối không được đánh
giá vụ án mình đang thực hiện là đơn giản mà phải cẩn trọng đối với mọi chi tiết
có trong hồ sơ vụ án và cẩn trọng đối với mọi hoạt động của mình khi tham gia
giải quyết vụ án.
Điều 3: Đừng bao giờ
nói không với những vụ án phức tạp
Trong
quá trình hành nghề luật sư sẽ không tránh khỏi những vụ án phức tạp và vượt quá
khả năng giải quyết của mình, tuy nhiên đừng vì sự phức tạp mà luật sư nói không
với khách hàng mà hãy nói vấn đề nào cũng sẽ có hướng giải quyết, điều quan trọng
là luật sư cần phải tìm ra vấn đề mấu chốt của vụ án.
Điều 4: Đừng bao giờ
tin tưởng tuyệt đối vào tập sự luật sư hoặc chuyên viên pháp lý
Có
rất nhiều tập sự luật sư hoặc chuyên viên pháp lý có kiến thức và khả năng hành
nghề không khác gì với một luật sư thực thụ, tuy nhiên không vì thế mà luật sư
tin tưởng tuyệt đối và giao phó toàn bộ công việc chuyên môn cho tập sự luật sư
hoặc chuyên viên pháp lý, tốt nhất luật sư cần phải xem lại những “sản phẩm” của
tập sự luật sư hoặc chuyên viên trước khi giao cho khách hàng để tránh những
sai sót không đáng có.
Điều 5: Đừng bao giờ
tin tưởng tuyệt đối vào trí nhớ của mình
Việc
áp dụng lặp đi lặp lại một số điều luật có thể giúp luật sư nhớ nội cơ bản của điều
luật, thậm chí là có thể thuộc được điều luật, tuy nhiên luật sư không nên quá
tin tưởng vào trí nhớ của mình mà nên kiểm
tra nội dung điều luật một lần trước khi đưa ra lời tư vấn hoặc quyết định…
Điều 6: Đừng bao giờ
để lỗi chính tả và lỗi đánh máy trong mọi văn bản
Nghề
luật sư đòi hỏi độ chính xác rất cao vì vậy trước khi “xuất bản” bất kỳ văn bản
nào người luật sư cần phải kiểm tra thật kỹ những lỗi đánh máy, lỗi chính tả
trong văn bản, điều đó thể hiện sự chuyên nghiệp và tạo ra sự an tâm của khách
hàng khi đến với luật sư.
Điều 7: Đừng bao giờ
quên “dự phòng” thời gian.
Thời
hạn thực hiện công việc luôn được khách hàng chú trọng và thường bắt buộc luật sư cam kết thời gian thực hiện (chỉ trừ dịch vụ tố tụng), trong quá trình thực
hiện công việc luôn có những trở ngại bất thường mà luật sư không thể nào tiên đoán
được, vì vậy khi đưa ra quy định về thời hạn công việc luật sư cần phải cộng thêm
thời gian dự phòng để xử lý những trở ngại khách quan có thể xảy ra, tránh trường
hợp luật sư vi phạm thời hạn thực hiện công việc và phải bồi thường cho khách hàng
hoặc khách hàng mất niềm tin đối với luật sư.
Trên đây là một số điều tác giả đúc rút kinh nghiệm của chính bản thân trong quá trình thực hiện công việc muốn chia sẻ với quý độc giả, bài viết này sẽ được tác giả cập nhật trong quá trình hành nghề của mình, rất mong nhận được những sự đóng góp của quý độc giả.Trân trọng!
QUYẾT QUYỀN
Kho tàng pháp luật Việt Nam:
ReplyDelete- Hỏi đáp, hỗ trợ pháp luật trong và ngoài nước
- Tra cứu văn bản pháp luật
- Hướng dẫn thủ tục hành chính
- Liên hệ để gửi yêu cầu
Pháp luật trong tầm tay bạn
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Trân trọng./.