Đây là một tình huống pháp lý có thật được đăng
tại page face Nghề Công Chứng. Hiện vấn đề đang có nhiều ý kiến trái chiều nhau
về vấn đề này, thông qua bài viết này tác giả muốn trình bày quan điểm cá nhân
để trao đổi với mọi người về vấn đề này.
Tình huống: “Chùa A
bị xuống cấp và cần tu sửa, vị trụ trì đã vay của bà B – một người hay lui tới
Chùa với số tiền là 50 triệu đồng, trên giấy mượn tiền có chữ ký của trụ trì và
đóng con dấu của Chùa. Sau khi
Chùa được tu sửa không lâu, thì vị trụ trì vay tiền đã qua đời, hiện đã có vị
trụ trì khác lên thay. Bà B đã đến gặp vị trụ trì chùa A để trình bày lại việc
cho vị trụ trì trước đây vay tiền để tu sửa Chùa và mong muốn lấy lại số tiền
trên. Vị trụ trì mới cho rằng mình không có trách nhiệm trả số tiền trên cho bà
B.”
Vấn đề pháp lý đặt ra là : Bà B có thể đòi
lại được số tiền đó hay không? Và đòi bằng cách nào?
Theo tác giả hợp đồng trên có hiệu lực pháp luật bởi lẻ đó là sự
thỏa thuận của 02 bên ( bà B và trụ trì) trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện. Tài sản
giao dịch là tiền – được phép giao dịch, bà B và vị trụ trì đều là người có đủ
năng lực chủ thể để tham gia quan hệ vay tài sản. Khi vị trụ trì
qua đời thì hợp đồng vay tài sản sẽ chấm dứt, theo quy định tại Điều 645
Bộ luật dân sự thì trong 03 năm kể từ thời điểm vị trụ trì chết thì bà B có quyền
khởi kiện những người thừa kế của vị trụ trì để đòi lại số tiền đã cho vay trên
nếu vị trụ trì có di sản. Những người thừa kế phải có nghĩa vụ thanh toán trong
phạm vi số tiền mà họ được hưởng. Còn nếu trong trường hợp vị trụ trì không để
lại di sản hoặc giá trị khối di sản thấp hơn 50 triệu thì bà B không thể đòi lại
được số tiền trên hoặc chỉ có thể đòi trong phạm vi khối di sản.
Có một số quan điểm cho rằng trường hợp này Chùa phải có trách
nhiệm trả cho bà B vì bà B là trụ trì chùa và đã lấy tư cách là đại diện cho
chùa để đứng ra vay số tiền trên nên Chùa phải có nghĩa vụ trả nợ.
Tác giả không đồng tình với quan điểm này bởi lẻ: Chùa là cơ sở
tôn giáo không phải là chủ thể của pháp luật dân sự nên không phải là đối tượng
điều chỉnh của pháp luật dân sự, mặc dù Chùa có con dấu nhưng không có tư cách
pháp nhân vì không hội đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự.
Trên đây là quan điểm cá nhân của tác giả về việc giải quyết
tình huống trên, tác giả rất mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn
đọc.
QUYETQUYEN.
Kho tàng pháp luật Việt Nam:
ReplyDelete- Hỏi đáp, hỗ trợ pháp luật trong và ngoài nước
- Tra cứu văn bản pháp luật
- Hướng dẫn thủ tục hành chính
- Liên hệ để gửi yêu cầu
Pháp luật trong tầm tay bạn
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Trân trọng./.