Hợp đồng dân sự vô hiệu |
Kỹ năng tư vấn hợp đồng
là một trong những kỹ năng quan trọng của Luật sư trong quá trình hành nghề,
theo tác giả thì khi tư vấn về đàm phán, ký kết hợp đồng thì điều mà luật sư
cần quan tâm nhất đó chính là hiệu lực pháp lý của hợp đồng, để loại trừ những
rủi ro pháp lý cho khách hàng và cho chính luật sư thì luật sư cần phải chú ý
đến những trường hợp có thể dẫn đến hợp đồng bị tuyên vô hiệu khi có tranh chấp
xảy ra.
Hợp đồng dân sự là
một loại giao dịch dân sự nên những quy định về giao dịch dân sự vô hiệu được
quy định từ Điều 127 đến Điều 138 của BLDS 2005 được áp dụng đối với hợp đồng
dân sự vô hiệu.
Những trường hợp giao
dịch dân sự - hợp đồng dân sự vô hiệu:
1. Nội dung hợp đồng dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội.(Điều 128 BLDS).
Vì vậy khi tư vấn cho
khách hàng ký kết hợp đồng luật sư cần xem xét kỹ về nội dung, xem công việc
thực hiện, đối tượng hợp đồng… có bị pháp luật cấm hay không, điều cấm của pháp
luật được hiểu là điều mà pháp luật không cho phép chủ thể đó thực hiện. Một
trong những trường hợp vi phạm phổ biến hiện nay là việc các chủ thể tham gia
giao kết hợp đồng không có chức năng sử dụng ngoại tệ nhưng vẫn thanh toán bằng
ngoại tệ hoặc thỏa thuận với nhau về giá trị hợp đồng bằng ngoại tệ. Đối với
trường hợp này hiện cũng tồn tại nhiều quan điểm trái chiều nhau về việc tuyên
vô hiệu: (i) Khi hợp đồng có điều khoản này thì sẽ bị tuyên vô hiệu toàn bộ vì
đã phạm vào điều cấm của pháp luật; (ii) Khi vi phạm điều khoản này thì hợp
đồng chỉ bị tuyên vô hiệu một phần, phần giá cả ( giá trị) của hợp đồng mà
thôi, những điều khoản khác nếu không vi phạm thì vẫn có hiệu lực. Quan điểm
của tác giả trùng với quan điểm thứ (ii) vì cho rằng các bên chỉ vi phạm 1 điều
khoản không bắt buộc trong hợp đồng nên không thể dẫn đến vô hiệu toàn bộ hợp
đồng mà chỉ bị tuyên vô hiệu phần vi phạm mà thôi.
2. Hợp đồng vô hiệu do giả tạo: (Điều 129 BLDS)
Đó là việc các bên xác
lập một hợp đồng để nhằm che dấu một hợp đồng khác hoặc thực hiện hợp đồng nhằm
trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba thì hợp đồng đó vô hiệu. Trường hợp này hiện
nay đang rất phổ biến, đặc biệt là đối với những hợp đồng chuyển nhượng Quyền
sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, hợp đồng mua bán xe, hợp đồng thuê nhà ở… đây
thường là những hợp đồng mà pháp luật quy định về hình thức phải là hợp
đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền, vì thế
với tâm lý để giảm tiền thuế, phí… thì các bên thường lập hai hợp đồng
song song, trong trường hợp này rất nhiều khả năng cả hai hợp đồng đều bị tuyên
vô hiệu khi xảy ra tranh chấp. (i) hợp đồng có công chứng chứng thực, mặc dù
tuân thủ về mặt hình thức nhưng lại thực hiện nhằm che dấu hợp đồng khác, (ii)
Hợp đồng bị che dấu, về lí luận thì hợp đồng này có thể có hiệu lực, tuy nhiên
nếu trong trường hợp pháp luật quy định hình thức hợp đồng có công chứng, chứng
thực thì hợp đồng này có thể bị tuyên vô hiệu.
3. Không
đủ năng lực chủ thể: ( Điều 130)
Một hợp đồng dân sự chỉ
có hiệu lực khi các bên tham gia giao kết có đầy đủ năng lực chủ thể để tham
gia thực hiện ký kết hợp đồng đó. Đối với cá nhân thông thường là những người
đủ 18 tuổi (không bị mất năng lực hành vi dân sự) thì được tự mình tham gia vào
các hợp đồng dân sự, còn những trường hợp cá nhân không có năng lực hành vi,
mất năng lực hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi và có năng lực hành vi dân sự
một phần thì chỉ được thực hiện trong một số trường hợp pháp luật cho phép hoặc
thông qua người giám hộ. Đối với tổ chức thì điều quan trọng là người thực hiện
ký kết phải có thẩm quyền tham gia ký kết… đối với doanh nghiệp thì người đại
diện theo pháp luật là người có thẩm quyền tham gia ký kết, trong trường hợp
người không phải là người đại diện thì phải có giấy ủy quyền của người có thẩm
quyền. Tư cách chủ thể phải là doanh nghiệp, còn nếu là chi nhánh, xí nghiệp,
đơn vị… đứng ra ký kết thì không thỏa mãn yêu cầu về mặt chủ thể, ( chỉ trừ
trường hợp trong doanh nghiệp đó có quy định về việc ủy quyền thường xuyên).
4. Vi phạm hình thức (Điều 134 BLDS).
Hợp đồng dân sự có
thể được xác lập dưới các hình thức: Bằng lời nói, bằng văn bản,văn bản có công
chứng, chứng thực, bằng hành vi cụ thể.
Trong trường hợp pháp
luật quy định hợp đồng phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định thì các
bên phải tuân theo hình thức đó, nếu không tuân theo thì hợp đồng có thể bị
tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp, đối với trường hợp này thì Tòa án sẽ cho
các bên 30 ngày để hoàn thiện về mặt hình thức, nếu sau thời hạn ấn định mà các
bên vẫn không hoàn thiện thì Tòa án sẽ tuyên vô hiệu. Vì vậy khi tư vấn cho
khách hàng ký kết hợp đồng, luật sư cần phải xem xét những trường hợp pháp luật
quy định cụ thể về hình thức hợp đồng và yêu cầu khách hàng thực hiện đúng theo
hình thức đó, để tránh bị tuyên vô hiệu.
Một vấn đề pháp lý đặt
ra hiện nay đó là:
Theo quy định tại Điều
136 BLDS thì thời hiệu tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp vi phạm về hình
thức là 02 năm kể từ ngày xác lập hợp đồng, điều đó có nghĩa là sau 02 năm kể
từ ngày xác lập hợp đồng mà mới xảy ra tranh chấp thì các bên không có quyền
yêu cầu tuyên bố vô hiệu hợp đồng. Vấn đề đặt ra thì nếu như sau 02 năm
các bên lại phát sinh tranh chấp và đưa vụ án đến Tòa án thì trường hợp này Tòa
án có dựa vào quy định trên để tuyên vô hiệu hợp đồng hay không? Đây là một vấn
đề tác giả vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời, mặc dù trên thực tế thì tác giả đã
biết được nhiều trường hợp tương tự như trên hợp đồng đã bị Tòa án tuyên vô
hiệu do vi phạm về hình thức.
Những
trường hợp vô hiệu khác được quy định tại các Điều 131, 132, 133 BLDS, do bị
nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, do người người xác lập không làm chủ được hành
vi của mình. Trong phạm vi bài viết này tác giả không đi sâu phân tích những
trường hợp này.
Ngoài các trường hợp nêu
trên thì hợp đồng dân sự cũng có thể bị tuyên vô hiệu khi đối tượng của hợp
đồng không thể thực hiện được ngay sau khi ký hợp đồng vì lý do khách quan (
Điều 411 BLDS).
Trên đây là quan điểm
của tác giả về một số trường hợp dẫn đến hợp đồng dân sự
vô hiệu, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp từ phía bạn đọc.
QUYẾT QUYỀN
Bài viết rất hữu ích , sâu sắc ^^
ReplyDeleteMình rất khâm phục bạn này
vậy cho tôi xin hỏi hợp đồng đặt sai tên có bị vô hiệu về lỗi hình thức không?
ReplyDeleteví dụ: hợp đồng mua bán hàng hóa mà đặt tên là hợp đồng gia công.
xin trích dẫn điều khoản giải thích.
xin chân thành cảm ơn.
toi bi 1nguoi gia mao dong thay the de cong chung mua ban nha. vay bay gio toi khoi kien phong cong chung do duoc kg ?nha toi o quan PN,ma phong cong chung o quan 6 thi toi nop don o dau ?
DeleteChào bạn!
ReplyDeleteTiêu đề của HĐ không phải là hình thức của HĐ nên viết sai tiêu đề sẽ không bị vô hiệu về lỗi hình thức.
Hình thức hợp đồng: Lời nói; hành vi cụ thể; văn bản; văn bản có công chứng, chứng thực.
Trân trọng!
cho mình hỏi hợp đồng mua bán hàng hoá mà người kí HĐ chỉ được uỷ quyền qua điện thoại thì có được coi là vô hiệu ko?
ReplyDeleteChào bạn!
DeleteBạn vui lòng nói rõ hơn thắc mắc của mình, hàng hóa ở đây là hàng hóa gì? và ai ủy quyền qua cho ai? Có chứng cứ chứng minh có sự ủy quyền qua điện thoại hay không?
--
Về nguyên tắc hợp đồng sẽ không đương nhiên vô hiệu khi không có yêu cầu của các bên tham gia giao kết hợp đồng.
Trân trọng!
Khi hợp đồng vô hiệu do đối tượng của hợp đồng khong thể thực hiện được thi một bên có thể yêu cầu toà án tuyên vô hiệu không nếu nhìn từ góc độ văn bản
ReplyDeleteKho tàng pháp luật Việt Nam:
ReplyDelete- Hỏi đáp, hỗ trợ pháp luật trong và ngoài nước
- Tra cứu văn bản pháp luật
- Hướng dẫn thủ tục hành chính
- Liên hệ để gửi yêu cầu
Pháp luật trong tầm tay bạn
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Trân trọng./.
Pháp luật hôn nhân gia đình
ReplyDeletehttps://luattoanquoc.com/tong-dai-tu-van-luat-hon-nhan-gia-dinh-mien-phi-19006178/
Cảm ơn đã chia sẻ, bài viết rất hay!
ReplyDeleteCung cấp linh kiện máy photo: trống|gạt|mực|lô sấy|lô ép|cụm trống|cụm sấy...