Anh NTQ là một kỹ sư xây
dựng vào làm việc cho công ty cổ phần LT, từ tháng 5 năm 2011,
tuy nhiên công ty lại không ký hợp
đồng lao động. Công việc chính của anh NTQ là giám sát các công
trình xây dựng ở các tỉnh. Ngày 06 tháng 10 năm 2012 anh NTQ bất ngờ nhận được
quyết định cho thôi việc của công ty, sau khi anh tự ý bỏ 01 ngày làm việc tại
công trình vì có những bất mãn với phía ban giám đốc công ty về các chính sách
dành cho nhân viên.
Khi nhận được quyết
định cho thôi việc anh ta rất hoang mang và đã lên mạng để tìm
hiểu pháp luật để xem việc công ty cho anh thôi việc như vậy là có đúng pháp
luật hay không? và anh ta đã liên hệ với tôi sau khi biết những thông tin cá
nhân của tôi ở trên các diễn đàn pháp luật.
Lúc mới trò chuyện thì
anh ta cố tình dấu tôi việc công ty không ký hợp
đồng lao động bằng văn bản với anh ta, chỉ hỏi về việc đơn
phương như vậy là đúng hay sai? Tôi đã tư vấn cho anh ta rằng công ty chỉ dựa
vào hành vi vi phạm đó mà ra quyết định cho thôi việc là không có căn cứ, đồng
thời về trình tự thủ tục khi ra quyết định cho thôi việc là không tuân thủ quy
định về thời hạn báo trước… Đến đây tôi nói thêm nếu anh muốn được tư vấn đầy
đủ thì anh hãy gửi cho tôi xem bản hợp
đồng lao động và quyết định cho thôi việc, lúc này anh ta mới
nói thật với tôi là làm việc nhưng công ty không ký hợp đồng lao động. Rồi liên
tiếp hỏi tôi là không có hợp đồng lao động như vậy thì tôi có thể kiện công ty
được không? Có thắng không? Giám đốc công ty anh ấy có quan hệ rộng lắm... Tôi
bảo anh ta bình tĩnh và hỏi thêm trong quá trình làm việc anh ta có được
công ty giao nhiệm vụ gì bằng văn bản hay không? Thì anh ta cho biết là anh ta
có nhận được các quyết định, và hiện tại anh ấy vẫn đang còn lưu giữ 02 quyết
định phân đi giám sát công trình tại tỉnh.
Sau đó tôi bảo anh ta
gửi toàn bộ các giấy tờ qua cho tôi để tôi nghiên cứu thêm, sau khi xem xong hồ
sơ thì tôi thấy anh ta vẫn chưa thể khởi kiện được mặc dù đã có được các quyết
định phân công nhiệm vụ và quyết định cho thôi việc, nhưng chứng cứ vẫn còn yếu
về vấn đề mức lương vì anh ta không giữ bảng lương nên không dễ để chứng minh
mức lương.
Để cũng cố chứng cứ
trước khi khởi kiện tại Tòa, tôi đã tư vấn cho anh ta thực hiện thủ tục khiếu
nại tại phòng lao động thương binh xã hội trước, tại đây khi trình bày thì anh
ấy phải trình bày về mức lương của mình và yêu cầu thư ký hòa giải ghi vào
trong biên bản. Tại phiên hòa giải anh ta đã thực hiện như tôi tư vấn trước đó,
người đại diện của công ty thì chỉ chú tâm đến việc quyết định như vậy là đúng
hay sai, chỉ trình bày về những lỗi của anh này chứ không hề quan tâm đến mức
lương anh ta trình bày, như vậy là là qua biên bản tôi đã cũng cố được chứng cứ
về phần mức lương.
Khi có được biên bản hòa
giải trong tay thì anh ta lại nhờ tôi tư vấn tiếp về thủ tục khởi kiện, tuy
nhiên lúc đó nếu khởi kiện thì chỉ có thể đòi được tối đa là 05 tháng lương nên
tôi đã tư vấn cho anh ta để sắp hết thời hiệu khởi kiện rồi bắt đầu làm thủ tục
khởi kiện, như vậy thì mức bồi thường mới cao. Như vậy là gần 5 tháng sau tôi
mới nhận làm đại diện theo ủy quyền để thay anh ta khởi kiện công ty, sau 02
lần hòa giải tại Tòa, người đại diện của công ty đã thừa nhận là công ty ra
quyết định cho thôi việc như vậy là sai nhưng lại không thể tự mình quyết định
về mức bồi thường được, vì vậy vụ án buộc phải đưa ra xét xử. Tại phiên Tòa vấn
đề tranh cãi nhiều nhất không phải là công ty ra quyết định đúng hay sai
, mà vấn đề trọng tâm mức lương, vì không có hợp đồng lao động nên phía
Hội đồng xét xử khá ép tôi, tuy nhiên tôi đã khẳng định tại phiên tòa
rằng: mức lương của NTQ đã được xác định cụ thể tại biên bản hòa giải ở
Liên đoàn lao động huyện C và tại 02 biên bản hòa giải tại Tòa trước khi đưa vụ
án ra xét xử, bởi lẻ tại các biên bản đó nguyên đơn đã trình bày mức lương của
mình nhưng đại diện bị đơn không hề phản đối, như vậy căn cứ theo quy
định tại khoản 2 Điều 80 BLTTDS thì đây là những tình tiết không phải chứng
minh.
Phía đại diện bị đơn thì
cố gắng đưa ra những lí do không chính đang để phản đối mức lương đó tuy nhiên
không được hội đồng xét xử chấp nhận. Sau khi nghị án thì Tòa án huyện C đã
quyết định hủy quyết định cho thôi việc của công ty cổ phần
LT và yêu cầu công ty bồi thường tổng cộng là 13 tháng lương cho ông NTQ. Sau
đó phía công ty đã kháng cáo lên Tòa án cấp phúc thẩm nhưng phần kháng cáo của
công ty là không có cơ sở nên không được chấp nhận. Hậu quả là công ty phải bồi
thường cho người lao động toàn bộ số tiền mà bản án sơ thẩm đã tuyên. Một hệ
quả xuất phát từ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật mà vị giám đốc đó
phải gánh chịu và có lẻ đó là một bài học quý giá cho ông ấy.
Trân trọng!
Quyết Quyền
Kinh nghiệm đáng quý ^^ . Nghe xong thật đã tai
ReplyDeleteAnh thật tuyệt vời, và không gì vui hơn như thế!
ReplyDeleteAnh thật tuyệt vời, và không gì vui hơn như thế!
ReplyDeletetài ba của luật sư là đây mà
ReplyDeleteTôi cũng rơi vào trường hợp như vậy, mong sớm đươc gặp LS QUYET QUYEN.
Delete