This is an example of a HTML caption with a link.
Showing posts with label Tư vấn luật lao động. Show all posts
Showing posts with label Tư vấn luật lao động. Show all posts

Sunday, December 17, 2017

Ủy quyền khởi kiện - hiểu sao cho đúng

Vừa qua, trên Báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh vừa đăng 02 bài viết liên quan đến việc người đại diện theo ủy quyền thực hiện việc khởi kiện và ký đơn khởi kiện, cụ thể là bài đăng với tiêu đề "Thay mặt người đang ở Canada khởi kiện được không?” và bài “Người đại diện theo ủy quyền được khởi kiện?”. Trong các bài viết trên thì các chuyên gia luật cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau, qua bài viết này tác giả xin chia sẻ những quan điểm của tác giả về vấn đề này cùng Quý độc giả, để quý độc giả có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Ủy quyền trong Tố tụng dân sự

Người đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện là cá nhân (nguyên đơn) không được ký đơn khởi kiện vì luật đã quy định rất rõ ràng.

Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì:
Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện
2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:
a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

Người đại diện theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức thì được quyền ký đơn khởi kiện.

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thì: “3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.” (Đại diện hợp pháp của tổ chức bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền).

Nội dung này, trước đây được Nghị Quyết 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn rất rõ tại khoản 5, Điều 2, cụ thể như sau: “Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác thực hiện việc khởi kiện vụ án thì tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, phải ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức đó, văn bản ủy quyền (số, ngày, tháng, năm) và chức danh của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền. Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phải ghi tên của cơ quan, tổ chức, ghi dòng chữ “Người đại diện theo ủy quyền”; người đại diện theo ủy quyền ký tên, ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền và đóng dấu của cơ quan, tổ chức.”

Ủy quyền trong giao dịch dân sự

Người đại diện theo ủy quyền trong giao dịch dân sự được quyền ký đơn khởi kiện.

Trong 02 bài báo của báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh đã đăng không thể hiện được sự khác nhau giữa người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự và người đại diện theo ủy quyền trong giao dịch dân sự vì vậy dẫn đến việc khó hiểu cho người đọc, đồng thời các chuyên gia đã phân tích vẫn chưa nhận định được sự khác biệt về tư cách của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự và giao dịch dân sự.

Theo quan điểm của tác giả thì người đại diện theo ủy quyền trong giao dịch dân sự được quyền ký đơn khởi kiện, để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm trong quá trình thực hiện công việc ủy quyền và người đại diện theo ủy quyền ký đơn, thì họ tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn trong vụ án dân sự, chứ không phải là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn. Tác giả xin đưa ra một trường hợp cụ thể để Quý độc giả dễ hình dung:

Ông A ủy quyền cho ông B được toàn quyền, quản lý, sử dụng, định đoạt đối với tài sản của mình là Quyền sử dụng đất X, bằng văn bản ủy quyền hợp pháp, sau khi có văn bản ủy quyền hợp pháp thì ông B tiến hành giao dịch với ông C, cụ thể là ông B chuyển nhượng quyền sử dụng đất X cho ông C với giá 300.000.000 đồng, ông B và C thỏa thuận việc thanh toán thành 02 lần, lần 1: 200.000.000 đồng ngay khi ký hợp đồng chuyển nhượng, lần 2 ngay khi việc đăng ký biến động quyền sử dụng đất được hoàn tất theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hợp đồng thì ông C chỉ thanh toán cho ông B 200.000.000 đồng, đối với  100.000.000 đồng còn lại thì ông C vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Như vậy, theo quan điểm của tác giả thì trong trường hợp này ông B được quyền ký đơn khởi kiện để kiện ông C, yêu cầu ông C phải thanh toán số tiền 100.000.000 đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng chuyển nhượng và khi tòa thụ lý vụ án thì ông B là nguyên đơn trong vụ án.

Tác giả hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong vụ việc được phản ánh trong bài viết “Người đại diện theo ủy quyền được khởi kiện?” Bởi lẽ người đại diện theo ủy quyền đã được quyền chiếm hữu đối với tài sản đó thì được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền sở hữu của mình khi có hành vi xâm phạm, cụ thể được quy định tại Điều 189 Bộ luật Dân sự 2015 “Điều 185. Bảo vệ việc chiếm hữu
Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.

Qua bài viết này tác giả hy vọng Quý độc giả có thể hiểu rõ hơn quy định liên quan đến việc ủy quyền và xác định được lúc nào thì người đại diện theo ủy quyền được quyền khởi kiện, lúc nào thì người đại diện theo ủy quyền không được quyền khởi kiện.
Quyết Quyền

Saturday, April 11, 2015

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Phần 4)

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Trong những bài viết trước tác giả đã chia sẻ và phân tích những quy định của pháp luật liên quan đến việc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động và hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật. Trong bài viết này tác giả xin chia sẻ cùng quý độc giả về những quy định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dành cho người lao động và hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật dành cho người lao động.
Bài viết liên quan:
>>> Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phần 1
>>> Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phần 2
>>> Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phần 3

Hợp đồng xác định thời hạn

Một sai lầm tương đối cơ bản và phổ biến đối với người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là đa phần người lao động suy nghĩ nếu muốn chấm dứt hợp đồng đối với loại hợp đồng xác định thời hạn thì chỉ cần báo trước thời gian 30 ngày mà không cần bất kỳ lý do nào khác thì được xem hợp lệ. Tác giả xin phân tích để chứng minh suy nghĩ nêu trên của đa phần người lao động là không đúng quy định của pháp luật.

Tuesday, March 17, 2015

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (phần 3)

đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

ĐÃ RA QUYẾT ĐỊNH ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CÓ THỂ THU HỒI ĐƯỢC KHÔNG?

Ở những bài viết trước về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Phần I, II) thì tác giả đã chia sẻ cho quý độc giả về tính pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cũng như hệ quả của nó và hướng dẫn cho người lao động cách thức để bảo vệ quyền lợi của mình khi bị chấm dứt hợp lao động.

Trong phạm vi bài viết này tác giả tiếp tục chia sẻ đến quý độc giả vấn đề liên quan đến việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nhưng chỉ ở trong một phạm vi nhỏ để giúp người lao động biết các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình.
Bài viết liên quan:
>>> Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phần 1
>>> Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phần 2
>>> Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phần 4

Sunday, March 8, 2015

Bất cập Bộ luật Lao động 2012

luật lao động
Bộ luật lao động 2012
Bộ luật Lao động 2012 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2013, từ khi ra đời cho đến nay đã khắc phục được nhiều điểm hạn chế của luật cũ, tuy nhiên ngoài những bất cập như quy định về hậu quả của việc sa thải trái pháp luật hay là quy định chồng chéo về trợ cấp mất việc, trợ cấp thôi việc mà trước đây tác giả đã có những bài phân tích thì hiện tại Bộ luật Lao động 2012 vẫn còn có nhiều bất cập gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật cũng như làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Bài viết này tác xin chia sẻ cùng quý độc giả thêm một số điểm bất cập của Bộ luật Lao động 2012.
Bất cập đối với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai, đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Điều 39, Bộ luật Lao động 2012 quy định những trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trong đó trường hợp đối với lao động nữ quy định tại Khoản 3 Điều 155 Bộ luật Lao động.

Thursday, January 29, 2015

Sa thải sai phải bồi thường

Trước đây, tác giả đã từng có bài viết với tiêu đề "sa thải sai thì sao?, theo đó tác giả đã phân tích những quy định của Bộ luật Lao động 2012 so với quy định của Bộ luật Lao động trước đây và nhận thấy quy định trong Bộ luật Lao động 2012 về sa thải là chưa thực sự đầy đủ và chính xác, cụ thể là Bộ luật Lao động 2012 đã không quy định hậu quả pháp lý đối với trường hợp người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động. Sau khi bài viết được đăng tải thì cũng có nhiều ý kiến khác nhau của quý vị độc giả về vấn đề này, nhìn chung thì có nhiều độc giả đã đồng tình với quan điểm của tác giả về sự thiếu sót của Bộ luật Lao động 2012 trong vấn đề này. Trong khoảng thời gian chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể thì hầu hết các Tòa án có thẩm quyền vẫn áp dụng tinh thần của Bộ luật Lao động cũ để giải quyết tranh chấp đối với những vụ án tranh chấp hợp đồng lao động về sa thải.

Monday, January 19, 2015

Nghị định số 05/2015/NĐ-CP

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
------------------
Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2015

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội tại văn bản số 716/UBTVQH13-CVĐXH ngày 13 tháng 8 năm 2014 về hướng dẫn thi hành một số điều, khoản của Bộ luật Lao động;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.
Nghị định này quy định quyền, trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, tiền lương, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và giải quyết tranh chấp lao động.

Saturday, December 27, 2014

Nghị định số 119/2014/NĐ-CP

Tăng thời hiệu giải quyết khiếu nại cho người lao động

Theo đó, thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày (trước đây là 90 ngày), kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, của tổ chức, cá nhân dạy nghề, của tổ chức, cá nhân đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị khiếu nại.
Thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định đó.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu này vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì trở ngại khách quan thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Thursday, November 6, 2014

Cách tính tiền lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2012

BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 4163/LĐTBXH-LĐTL
V/v tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2014

Kính gửi: Công ty trách nhiệm hữu hạn Groz-Beckert Việt Nam
Trả lời công văn số 05/2014-GBV ngày 30/9/2014 của quý Công ty về tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Theo quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 97 Bộ luật lao động thì:

Friday, November 22, 2013

Giấy phép lao động cho người nước ngoài

Ngày 05 tháng 9 năm 2013 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 102/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Nghị định chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 2013 và thay thế Nghị định số 34/2008/NĐ-CP và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP, theo đó một số quy định về điều kiện, trình tự thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài hiện nay có những thay đổi nhất định.
Trong phạm vi bài viết này tác giả xin gửi đến quý đọc giả quy trình cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài hiện hành. (trong trường hợp thực hiện hợp đồng lao động)

1. Từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Wednesday, October 16, 2013

Sa thải sai thì sao?

Sa thải là một trong ba hình thức xử lý kỷ luật lao động và đó cũng chính là hình thức thức xử lý kỷ luật nặng nhất đối với người lao động vi phạm kỷ luật trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật Lao động 2012 thì hình thức xử lý kỷ luật sa thải sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau:
     1.  Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2.  Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
3.  Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Saturday, August 17, 2013

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sai phải bồi thường (Việc thật)

HẾT HẠN HỢP ĐỒNG, KHÔNG KÝ MỚI - ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG TRÁI PHÁP LUẬT PHẢI BỒI THƯỜNG.
1. NỘI DUNG VỤ ÁN

Bà H.N bắt đầu làm việc tại công ty Cổ phần BG từ ngày 01/07/2011, hợp đồng lao động được ký kết ngày 14 tháng 07 năm 2011, thời hạn hợp đồng là 01 năm từ ngày 01/07/2011 đến ngày 30/6/2012. Với mức lương là 9.750.000 đồng/ tháng và phụ cấp: 1.750.000 đồng ( di chuyển) và 150.000 đồng ( điện thoại).  Bà H.N đã làm việc cho công ty theo thời hạn hợp đồng nói trên, sau ngày 30 tháng 06 năm 2012 bà H.N vẫn tiếp tục làm việc tại công ty và được công ty trả lương hàng tháng cho đến ngày 22 tháng 10 năm 2012 thì bà H.N nhận được thông báo số 06 về việc chấm dứt hợp đồng lao động từ phía công ty do ông T.T.T ( phó tổng giám đốc) ký, với lí do : “tình hình hoạt động kinh doanh của công ty thay đổi và công ty không có nhu cầu tiếp tục HĐLĐ với chị H.N”,  theo đó thì công ty sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với bà H.N vào ngày 19 tháng 11 năm 2012. Ngày 19 tháng 11 năm 2012 công ty đã ra quyết định số 13/2012/QĐ-BG để chấm dứt Hợp đồng lao động với bà H.N. Cũng tại thời điểm nhận được thông báo chấm dứt nghỉ việc ngày 22 tháng 10 năm 2012 bà H.N cũng biết được việc công ty đã tự ý điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội của mình từ mức 9.750.000 đồng (theo HĐLĐ) xuống còn 3.500.000 đồng.

Friday, June 21, 2013

Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc

trợ cấp mất việc

CÙNG MỘT LÚC CÓ THỂ ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP VÀ TRỢ CẤP THÔI VIỆC ?

Ngày 18 tháng 06 năm 2012, tại phiên họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật lao động (BLLĐ), thay thế BLLĐ 1994 ( đã được sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007) bộ luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/05/2013, theo đó sẽ thì có rất nhiều vấn đề được thay thế, bổ sung và quyền lợi của người lao động cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Tuy nhiên khi nghiên cứu một số quy định của BLLĐ 2012 thì tôi phát hiện một điểm mới có sự mâu thuẩn “ cùng một lúc người lao động có thể được nhận trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm”.

Theo quy định tại Điều 48 BLLĐ 2012 về trợ cấp thôi việc thì: “1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.”

Tuesday, June 18, 2013

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sai phải bồi thường

Anh NTQ là một kỹ sư xây dựng vào  làm việc cho công ty cổ phần LT,  từ tháng 5 năm 2011,  tuy nhiên công ty lại không ký hợp đồng lao động. Công việc chính của anh NTQ là giám sát các công trình xây dựng ở các tỉnh. Ngày 06 tháng 10 năm 2012 anh NTQ bất ngờ nhận được quyết định cho thôi việc của công ty, sau khi anh tự ý bỏ 01 ngày làm việc tại công trình vì có những bất mãn với phía ban giám đốc công ty về các chính sách dành cho nhân viên.

Khi nhận được quyết định cho thôi việc anh ta rất hoang mang và đã lên mạng để tìm hiểu pháp luật để xem việc công ty cho anh thôi việc như vậy là có đúng pháp luật hay không? và anh ta đã liên hệ với tôi sau khi biết những thông tin cá nhân của tôi ở trên các diễn đàn pháp luật.

Monday, May 20, 2013

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (phần 2)


Một điều mà bất kỳ người lao động nào cũng không mong muốn trong quá trình làm việc của mình, đó là họ phải nhận quyết định  đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không được thông báo trước theo đúng của định của pháp luật, hoặc lý do chấm dứt hợp đồng là không phù hợp… Nhiều người lao động sẽ khá lo lắng và bức xúc khi nhận được quyết định đó bởi lẻ họ sẽ phải mất việc làm, đồng thời đó cũng được xem là một “vết đen” trong hồ sơ xin việc của họ sau này.  Như vậy khi nhận được quyết định cho thôi việc mà cảm thấy việc cho thôi việc đó không đúng với quy định của pháp luật, người lao động cần làm gì?
Bài viết liên quan:
>>> Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phần 1
>>> Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phần 3
>>> Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phần 4

Tuesday, May 14, 2013

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng, kéo theo đó nhu cầu sử dụng lao đông ngày càng nhiều và đòi hỏi chất lương lao động ngày một cao hơn. Tuy nhiên, trong năm 2012 và nửa đầu năm 2013 với sự suy thoái của nền kinh tế  chung của toàn cầu cũng như ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã phải thu hẹp quy mô sản xuất, cải cách lại lực lượng nhân sự, cắt giảm nhân công… nên họ đã có nhiều quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động với người lao động. Vấn đề đặt ra là những quyết định đó phải là những quyết định đúng pháp luật theo quy định của pháp luật về Lao động?
Bài viết liên quan:
>>> Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phần 2
Theo nhận định của tác giả thì có đến trên 90% quyết định cho thôi việc là trái luật bởi doanh nghiệp không nắm rõ quy định của pháp luật về điều kiện để chấm dứt hợp đồng, hoặc là họ nắm rõ nhưng cố tình làm sai.

Thursday, May 2, 2013

Kỳ 1: Học luật tại Việt Nam hay nước ngoài?

Bạn có biết Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin, nguyên Thủ tướng Anh Tony Blair, nguyên Tổng thống Mỹ Bill Clinton, chủ tịch nước Cuba Phiden Caxtro và nhiều vị lãnh đạo của Việt Nam đều đã từng học luật và tham gia trong ngành luật?
Sự nghiệp trong nghề luật có thể mang đến cho bạn địa vị, mức lương thỏa đáng và triển vọng thăng tiến, nhưng hãy lưu ý rằng thành công trong nghề này đòi hỏi sự chăm chỉ, thành tích học tập tốt và thường cần dành rất nhiều giờ làm việc.

Cho dù bạn quan tâm tới việc học luật với định hướng trở thành một cố vấn pháp luật hay một luật sư, hoặc muốn tham gia vào giới chính trị, kinh doanh, hay ngành ngân hàng và tài chính quốc tế, các cơ hội nghề nghiệp mở ra với một người học luật rất khác nhau và trên nhiều lĩnh vực.

 I. Học luật tại Việt

I. Học luật tại Việt Nam:

Việt Nam hiện có 23 cơ sở đào tạo luật, các trường thường tuyển khối A, A1, C, D và sinh viên tốt nghiệp ngành luật có nhiều cơ hội việc làm, do hầu hết các công ty, các cơ quan nhà nước- tập đoàn kinh tế đều có bộ phận liên quan, hoặc ít nhiều liên quan đến pháp chế, cần đến nhân sự hiểu biết luật để tư vấn về pháp lý cho các vấn đề của đơn vị mình, chưa kể nhu cầu cá nhân của các công dân nói chung.

Ở nước ta, để có thể hành nghề luật, bạn sẽ phải trải qua hai giai đoạn đào tạo:
1. Đào tạo cơ bản ở trình độ cử nhân:

Ba cơ sở đào tạo lớn nhất cả nước là: ĐH Luật Hà Nội, ĐH Luật TP. HCM, Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra còn có: Viện ĐH Mở Hà Nội, Khoa Luật của trường ĐH Khoa học Huế, Khoa Luật ĐH Cần Thơ, Khoa Luật ĐH Quốc gia TP. HCM… Các bạn có thể lựa chọn những ngành học phù hợp: Luật thương mại, Luật dân sự, Luật hành chính, Luật quốc tế, Luật hình sự, Luật kinh doanh, Quản trị - Luật. Một số cơ sở chỉ đào tạo một chuyên ngành nhất định như: ĐH Kinh tế Quốc dân đào tạo cử nhân luật kinh tế, HV An ninh nhân dân đào tạo cử nhân luật chuyên ngành Điều tra tội phạm.

Quản trị - Luật là một trong những ngành mới đào tạo cả về luật và kinh tế. Thông thường ở nước ngoài, người ta học kinh tế trước rồi mới học Luật, coi như là một mảng phụ trợ đắc lực khi làm kinh tế. Vì vậy, khi nghe đến ngành Quản trị- Luật sẽ có nhiều người nghĩ học ngành này có lợi hơn, vì mình được học cả hai. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Bởi vì ngành Quản trị - Luật học cả 2 nhưng chẳng đi sâu vào mảng nào cả, và sau này nếu bạn muốn lên bằng Thạc sỹ cũng khó, nhất là bằng thạc sỹ của nước ngoài, vì chẳng nước nào có môn gọi là Quản trị - Luật cả.

Đồng thời, khi ra trường, bằng của ngành này cũng sẽ khác các ngành khác. Tất cả các ngành Luật: dân sự, thương mại, quốc tế, hành chính, hình sự khi ra trường đều sẽ được cấp bằng "cử nhân luật"(như nhau, không phân biệt các khoa), với tấm bằng ấy, chỉ cần học thêm 6 tháng về nghiệp vụ là có thể có khả năng trở thành luật sư. Còn ngành Quản trị - Luật thì không. Học ngành ấy bạn sẽ nhận bằng cử nhân Quản trị - Luật, và bằng ấy không có khả năng làm luật sư. Đây là một điểm đáng lưu ý khi bạn quyết định chọn ngành học cho mình.

 ĐH Luật Hà Nội – Một trong ba cơ sở đào tạo Luật lớn nhất cả nước
ĐH Luật Hà Nội – Một trong ba cơ sở đào tạo Luật lớn nhất cả nước

2. Đào tạo nghề tại học viện tư pháp: Sau khi có bằng cử nhân luật, bạn cần trải qua một khóa đào tạo nghề tại Học viện Tư pháp nếu muốn trở thành:
-          Thẩm phán và kiểm sát viên (học nghề 12 tháng);
-          Luật sư (học nghề 6 tháng, làm luật sư tập sự 18 tháng ở văn phòng luật sư và công ty luật);
-          Chấp hành viên (học nghề 6 tháng);
-          Công chức viên (học nghề 6 tháng).

II. Học luật tại nước ngoài:

Trên thế giới, có hai hệ thống pháp luật lớn và điển hình là Hệ thống pháp luật Common Law (Thông luật) và Civil Law (Luật dân sự). Các nước như Anh, Úc, Mỹ, Canada đều theo hệ thống Common Law - Đây là hệ thống pháp luật phát triển từ những tập quán (custom), hay còn được gọi là hệ thống pháp luật coi trọng tiền lệ.

Khác với Common Law, Civil Law có nền tảng bắt nguồn từ hệ thống pháp luật của Pháp và một số nước lục địa Châu Âu coi trọng lý luận pháp luật, luật thành văn và không coi trọng các tiền lệ. Luật VN hiện nay theo truyền thống học thuật, thì được xếp vào hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, nhưng trên thực tế nhiều qui định về dân sự, về tố tụng, về hệ thống Toà án lại mang nhiều đặc điểm của Civil Law.

Vì vậy mà có nhiều ý kiến cho rằng học luật ở nước ngoài sẽ khó hành nghề ở VN. Tuy nhiên thực tế đã có nhiều SVVN theo học ngành Luật tại Anh, Úc, Mỹ… và trở về nước làm việc. Chị Nguyễn Thị Kim Loan - cựu SV trường The College of Law (London), hiện đang đảm nhiệm vị trí Trưởng cố vấn pháp lý tại Ngân hàng HSBC là một trường hợp điển hình. Theo kinh nghiệm của chị, nếu xác định du học tại Anh để trở về VN làm việc, thì có kiến thức nền tảng về luật VN là chuyện quan trọng không thể thiếu.

Điều đó có nghĩa là bạn có thể làm việc ngay khi về nước mà không phải trải qua một thời gian đầu bỡ ngỡ bắt nhịp với hệ thống luật trong nước. Con đường này cho bạn không chỉ sự thông thạo về hai hệ thống luật cùng lúc, các kỹ năng hành nghề rất cần thiết, mà còn là cơ hội để bạn trang bị cho mình kỹ năng Anh ngữ tại môi trường ngôn ngữ bản địa.

ĐH Luật Hà Nội – Một trong ba cơ sở đào tạo Luật lớn nhất cả nước 
Bằng cấp được công nhận toàn cầu, nhiều cơ hội việc làm với mức lương cao ngất ngưởng là lý do chính để nhiều sinh viên quyết tâm du học luật
 
Học ngành Luật ở nýớc ngoài là quyết định của không ít bạn có ý định đi du học, bởi vô số những lý do nhý luật là ngành học sẽ cho bạn khả năng phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt, kiến thức uyên bác, tý duy phản biện; một công việc thú vị, thu nhập tốt hay sự trọng vọng của xã hội. Theo nhiều chuyên gia về du học, nếu bạn lựa chọn du học ngành luật thì phải chú ý đến ba yêu cầu đặc biệt quan trọng là: trình độ tiếng Anh, thư giới thiệu và liên hệ nhà trường.

Các trường luật thường đòi hỏi kỹ năng tiếng Anh khá cao. Thông thường bạn phải có bằng TOEFL iBT > 90 hoặc IELTS >6.0 (tùy theo yêu cầu của từng trường). Kế đến bạn cần xin thư giới thiệu của các thầy cô hay những người lãnh đạo của bạn nếu đã đi làm. Thư giới thiệu càng nặng ký thì khả năng bạn được chấp nhận càng cao. Cuối cùng, bạn nên chủ động liên hệ với nhà trường để hoàn thiện hồ sơ cũng như nêu ra các thắc mắc, trăn trở, thậm chí thông qua đó bạn còn có thể tìm được học bổng từ các trường.

Tại Mỹ, để học Luật, bạn ít nhất phải có trong tay một tấm bằng cử nhân chuyên ngành bất kỳ mới được xét tuyển vào học. Vì vậy không bất ngờ khi rất nhiều thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào trường Luật là những người đã có cả bằng PhD (tiến sĩ) về một lĩnh vực khác. Do đó, tính cạnh tranh của tuyển sinh Luật ở Mỹ là cao nhất nhì thế giới, và để có được tấm bằng cử nhân luật Mỹ (Juris Doctor – J.D) ta cần ít nhất 7 năm. Rất may, câu chuyện đó chỉ xảy ra ở Mỹ. Các nước như Anh, Úc, Canada nhận đào tạo cử nhân ngay khi thí sinh vừa kết thúc chương trình PTTH. Tại Anh, để đăng ký các ngành như Luật, Y, Kiến trúc học sinh bắt buộc phải hoàn tất chương trình A-level 2 năm (tương đương với chương trình lớp 11,12 tại VN). Ngoài ra, nếu bạn đang nhắm tới các khóa học luật tại các trường ĐH nổi tiếng thế giới ở Vương quốc Anh như: Oxford, Cambridge… thì bạn cần làm bài thi sát hạch quốc gia về luật, được biết đến với tên viết tắt LNAT.

Những yêu cầu để hành nghề luật sư có thể khác nhau ở những quốc gia khác nhau. Để hành nghề luật sư tại Anh hoặc Úc, bạn phải được đào tạo thực hành sâu hơn sau khi hoàn tất văn bằng cử nhân Luật (LLB). Bạn có thể thực tập tốt nghiệp (một dạng tập sự học nghề) tại các văn phòng, công ty luật hoặc tham gia một khóa đào tạo đặc biệt, thông thường khoảng sáu tháng. Riêng ở nước Mỹ thì để hành nghề luật sư ở một bang nào đó thì bạn phải có bằng JD tại một trường do Luật sư đoàn Hoa Kỳ công nhận (ABA) đóng tại tiểu bang đó. 

Đón xem Kỳ 2: Những trường đào tạo luật nổi tiếng thế giới
Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm - tuyển dụng
ĐỨC ANH A&T

Wednesday, May 1, 2013

Vì sao nên để tòa án giải thích luật?

Hơn 20 năm qua, Ủy ban Thường vụ QH mới chỉ hai lần giải thích luật.
Dự thảo của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (HP) tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân về HP mới đây đã bổ sung phương án chuyển thẩm quyền giải thích luật từ Ủy ban Thường vụ QH sang TAND Tối cao, đồng thời giao TAND Tối cao nhiệm vụ phát triển án lệ. Pháp Luật TP.HCM xin giới thiệu bài phân tích của LS Nguyễn Hưng Quang về vấn đề này.

Phương án chuyển thẩm quyền giải thích luật từ Ủy ban Thường vụ QH sang TAND Tối cao trong bản dự thảo tiếp thu ý kiến góp ý HP đang làm nóng trở lại cuộc tranh luận về vấn đề giải thích luật, vốn vẫn âm ỉ lâu nay trong giới lý luận.

Hơn 20 năm mới chỉ giải thích hai lần

Tranh luận bắt đầu ngay từ khi HP 1959 ra đời, tiếp đó là HP 1980 và HP 1992 hiện hành giao Ủy ban Thường vụ QH quyền giải thích luật do QH ban hành. Có lẽ những bản HP này đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của HP Liên Xô cũ, thể hiện rõ ở thiết kế tổ chức quyền lực nhà nước. Không chấp nhận nguyên tắc phân quyền, cả ba bản HP xác định QH - giống như Xô-viết Tối cao, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; Ủy ban Thường vụ QH - cũng giống như Đoàn chủ tịch Xô-viết Tối cao, là cơ quan thường trực của QH. Quyền giải thích luật được coi là phái sinh từ quyền lập pháp, thuộc trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ QH.

Hơn 20 năm qua, Ủy ban Thường vụ QH mới chỉ hai lần giải thích luật. Vào năm 2005, giải thích một điều khoản của Luật Thương mại về thời hiệu khởi kiện và vào năm 2006, giải thích giá trị pháp lý của “quyết định, chỉ thị” của Tổng kiểm toán, được quy định tại Luật Kiểm toán nhà nước.

Việc ít giải thích luật như vậy rõ ràng chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của cuộc sống. Bởi luật pháp dù được xây dựng công phu, ban hành liên tục cũng không thể tránh khỏi tình trạng chồng chéo và khoảng trống giữa các quy định. Điều đó càng đúng với hoạt động lập pháp nước ta hiện nay, khi nhiều văn bản quy phạm còn mang tính “khung”, “định hướng” để cơ quan quản lý dễ dàng sửa đổi, bổ sung bằng các văn bản dưới luật, dễ dẫn đến cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng luật.

Dân cứ chờ, quan chẳng vội

Bất cập đó biểu hiện khá rõ ngay trong sinh hoạt QH. Năm 2009, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền, tỉnh Lâm Đồng từng chê trách Ủy ban Thường vụ QH có quyền giải thích luật nhưng trong nhiều trường hợp lại “dân cứ chờ, quan chẳng vội”. Dẫn chứng là sự vênh nhau giữa Luật Đất đai và Luật Khiếu nại, tố cáo (trước đây) liên quan đến quy định giải quyết khiếu nại về đất đai khiến cho cả người dân, chính quyền và tòa án các cấp lúng túng, quyền lợi liên quan đến đất đai của người dân nhiều nơi bị treo lửng lơ.

Khiếm khuyết ấy không hẳn là lỗi của các đại biểu tại Ủy ban Thường vụ QH, mà từ chính mô hình tổ chức, phân công quyền lực nhà nước. Cơ quan này, về bản chất, chỉ phù hợp chức năng là thường trực của QH, với công việc chính là điều hòa, phối hợp hoạt động các ủy ban của QH. Ủy ban Thường vụ QH không thể nắm bắt, cập nhật các chi tiết của cuộc sống, không thể sát cuộc sống như các cơ quan hành pháp - hằng ngày va chạm với vấn đề áp dụng pháp luật, và tòa án - hằng ngày giải quyết các vướng mắc khiếu kiện của dân liên quan đến áp dụng pháp luật.

Nên giao cho tòa án

Nhận thức rất mới trong lần sửa đổi HP này là phải phân công rạch ròi và có kiểm soát quyền lực giữa các nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp - rất khác so với mô hình nhà nước Xô-viết mà Việt Nam chịu ảnh hưởng lâu nay. Từ đó đòi hỏi phải phân định rõ giải thích pháp luật thuộc nhánh quyền nào.

Giải thích luật, như phân tích trên, nhất định không thể thuộc nhánh quyền hành pháp. Bởi nhiệm vụ của hành pháp là thực thi pháp luật. Việc Chính phủ, các bộ ban hành nghị định, thông tư chỉ là hướng dẫn về việc áp dụng. Hơn nữa, để cơ quan hành pháp vừa thi hành, vừa giải thích pháp luật sẽ tạo nên sự áp đặt, duy ý chí từ nhánh quyền lực này, không đáp ứng được yêu cầu về phân công, kiểm soát quyền lực. Trong bản kiến nghị HP vừa qua, Chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, cũng đã không đòi quyền này mà đề nghị giao cho tòa án.

Thích hợp nhất, giống như ở nhiều nước trên thế giới, giải thích pháp luật cần được giao cho tòa án.

Là hệ thống các cơ quan chuyên môn thường xuyên giải quyết những tranh chấp pháp lý ảnh hưởng tới đời sống nhân dân, tòa án nhân “nhân danh Nhà nước” giải thích cho các bên liên quan về căn nguyên, ý nghĩa, mục đích, giá trị áp dụng của từng quy phạm pháp luật. Mỗi bản án của tòa án sẽ dung hòa và thực tế hóa quy phạm pháp luật cụ thể, lý giải thế nào là áp dụng pháp luật đúng đắn. Tất cả đều hướng tới xây dựng niềm tin vào công lý và công bằng cho không chỉ mỗi đương sự trong một vụ án mà tới cả xã hội.

Phù hợp với thực tiễn
Thừa nhận giải thích luật thuộc nhánh quyền tư pháp còn phù hợp với thực tiễn hoạt động của tòa án. Bản thân Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hàng chục năm nay đã quen với việc “hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật” thông qua các nghị quyết và kể cả qua báo cáo tổng kết công tác hằng năm của toàn ngành tòa án. Bản thân các thẩm phán, mặc dù không có quy phạm bắt buộc nhưng nhiều năm nay vẫn thường xuyên tham khảo các bản án đã được xét xử, nhất là quyết định giám đốc thẩm của TAND Tối cao để phục vụ cho công tác xét xử của mình.
Giao tòa án thẩm quyền giải thích luật cũng là cụ thể hóa quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp. Giải thích luật thông qua thực tiễn xét xử là cách hiệu quả nhất để hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, là động lực để phát triển án lệ và giúp cho mỗi án lệ có ý nghĩa thực tiễn hơn.
LS NGUYỄN HƯNG QUANG(phapluattp)

Saturday, April 27, 2013

Nữ dược sĩ đòi bồi thường 1 đồng danh dự


(PL)- Ngày 26-4, TAND thị xã Đồng Xoài, Bình Phước đã ra thông báo thụ lý vụ án đòi bồi thường chỉ 1 đồng danh dự.
Trong đơn kiện, dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh (nhân viên phòng Giám định y khoa, Sở Y tế tỉnh Bình Phước) yêu cầu y sĩ Nguyễn Xuân Đô (nhân viên cùng phòng) phải bồi thường 1 đồng danh dự, đồng thời xin lỗi chị Oanh trước tập thể phòng. Lý do, chiều 26-6-2012, khi chị Oanh chuẩn bị về nhà, ông Đô bất ngờ dùng ghế sắt đập vào đầu nhiều cái, rồi ném thẳng ghế vào người chị. Chị Oanh té ngã xuống nền nhà, đến khi hồi tỉnh phải gọi điện thoại cho người thân đến đưa đi cấp cứu. Bệnh viện kết luận chị Oanh bị nứt sọ.
                                              
Trước đó, dược sĩ Oanh đã tố cáo các tiêu cực, tham nhũng của BS Đoàn Đức Loát - Trưởng phòng Giám định y khoa và một số nhân viên phòng này như nhận tiền, quà của người bệnh... Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối cơ quan Dân Chính Đảng tỉnh Bình Phước cũng kết luận dược sĩ Oanh tố cáo đúng. Ngày 18-3, Công an tỉnh Bình Phước cũng thụ lý đơn chị Oanh tố cáo ông Loát có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong việc chia tiền ngân sách tiết kiệm được cho một số nhân viên của phòng trong dịp tết 2013.
phapluattp

Friday, April 26, 2013

Luật sư tương lai đổ xô học nghề để "chạy" luật luật sư

Lượng hồ sơ chờ xét tuyển vào học các khóa đào tạo luật sư năm 2013 của Học viện Tư pháp - Cơ sở tại Tp. HCM tăng đột biến. Phải chăng các luật sư tương lai đang cố gắng "nước rút" trước khi Luật Luật sư có hiệu lực với quy định tăng thời gian đào tạo.

Chưa bao giờ nghề luật sư lại hấp dẫn như hiện nay. Nghề luật sư “hot” bởi nhiều lẽ, dễ thấy nhất là hoạt động khá độc lập, thu nhập cao, dễ làm giàu. Kể cả trong hoàn cảnh các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thu nhập nhiều người dân bị sụt giảm… thì nhu cầu tư vấn pháp luật và bảo vệ quyền lợi thân chủ trong các vụ tranh chấp, kiện tụng, đặc biệt là tranh chấp dân sự, vẫn không ngừng gia tăng. Vì thế học luật sư ra không phải lo sợ bị thất nghiệp.

 Nữ luật sư - Ảnh: Internet

Nghề luật sư “hot” bởi nhiều lẽ. Ảnh minh họa.

Bỏ thi tuyển đầu vào, học viên tăng nhanh

Ông Nguyễn Trường Thiệp, Trưởng cơ sở tại Tp. HCM của Học viện Tư pháp cho biết, trước năm 2006, trường thực hiện đầu vào theo chế độ thi tuyển (khi có bằng cử nhân Luật rồi phải thi tuyển). Sàng lọc kỹ nên tỷ lệ ra trường tương đối cao.

Đến khi Luật Luật sư năm 2006 quy định bỏ thi tuyển, mở rộng đầu vào, chỉ xét tuyển theo tiêu chí chấm điểm, tạo điều kiện cho mọi đối tượng học, nên số lượng học viên đăng ký học tăng nhanh chóng. Vì vậy, việc thi cấp chứng chỉ hành nghề luật sư khi ra trường phải hết sức chặt chẽ. Mỗi khóa ra trường khoảng 50%. Con số này khá ổn định từ 5 năm lại đây.

Nguồn học viên hết sức đa dạng. Mới tốt nghiệp cử nhân luật có, đã tốt nghiệp và đã đi làm từ lâu cũng có, gồm nhân viên các văn phòng luật sư, công ty luật, công chức, viên chức, nhân viên pháp chế của doanh nghiệp… có cả những người học chỉ để tăng hiểu biết. “Xã hội hiện nay rất coi trọng pháp luật để giải quyết những tình huống, những vụ việc cụ thể. Chứ nếu muốn am hiểu pháp luật thì chỉ cần học đại học luật là đủ rồi. Đó là sức hấp dẫn của nghề luật sư”, ông Thiệp nói.

Đỉnh điểm là cuối năm 2012, đầu năm 2013, lượng hồ sơ đăng ký học nghề luật sư tại Tp. HCM tăng đột biến. Có lúc học viên phải chen nhau mua hồ sơ để nộp. Lý giải về “cơn sốt” học nghề này, ông Thiệp cho rằng có nhiều khả năng các học viên đăng ký học để “chạy” Luật Luật sư năm 2012 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2013, theo đó thời gian đào tạo từ 6 tháng tăng lên 12 tháng, thời gian tập sự từ 18 tháng giảm xuống còn 12 tháng).

Trường đã nhanh chóng có biện pháp xử lý nên nạn khan hiếm hồ sơ đã được giải tỏa. Ngoài tổ chức lớp buổi tối, trường còn mở thêm các lớp thứ Bảy, Chủ nhật và cả ban ngày. Chỉ riêng phía Nam, năm 2012 trường đã có gần gần 2,5 ngàn học viên đăng ký học nghề. Học phí là 9,6 triệu đồng/khóa 6 tháng.

Luật sư phải “đọc” được sự việc

Khác với học đại học luật, các học viên học nghề luật sư được Học viện Tư pháp áp dụng chương trình khung do Bộ Tư pháp ban hành, chú trọng vận dụng pháp luật để xử lý tình huống. Trước ngày 1/7/2013, học viên vẫn học khóa đào tạo 6 tháng (theo Luật Luật sư 2006) gồm học phần về những vấn đề chung của luật sư (nghề, quy tắc đạo đức nghề), kỹ năng của nghề (nghe, nói, đọc, viết, tranh luận).

Bốn học phần tương ứng với kỹ năng hành nghề: Kỹ năng trong hình sự, dân sự, hành chính, tư vấn pháp luật và hợp đồng. Cả 5 học phần đều có phần lý thuyết chiếm khoảng 15% - 20%, còn lại 80% -85% là giảng về kỹ năng. Khi giảng, nguyên lý là dạy trên hồ sơ tình huống (vụ án, vụ việc cụ thể, học viên đóng vai), có một phần đặc biệt là diễn án dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Học viên còn được đi kiến tập tại tòa, văn phòng luật sư, công ty luật.

Do yêu cầu của chương trình, nguồn giảng viên của trường cũng hết sức đa dạng, gồm giảng viên cơ hữu của trường, giảng viên Đại học Luật Tp. HCM, Đại học Luật Hà Nội, một số cán bộ các cơ quan tố tụng (thẩm phán, kiểm sát viên), cán bộ của Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp… Nhưng nhiều nhất là luật sư, hiện có khoảng 50 - 60 luật sư có tên tuổi, trình độ, cùng tham gia giảng dạy.

Kỳ thi của Học viện Tư pháp cũng hết sức khác biệt. Quan điểm của trường, thi là vận dụng pháp luật để giải quyết các tình huống. Đề thi “mở”, cho sử dụng tất cả tài liệu, kể cả giáo trình của Học viện. Ông Thiệp nhận xét: “Anh vận dụng văn bản pháp luật và kinh nghiệm sống để giải quyết các tình huống đó. Không phải là hiểu pháp luật giống như cử nhân luật nữa. Qua các kỳ thi, tôi đánh giá học viên cử nhân luật còn yếu nhất là vận dụng pháp luật để giải quyết tình huống”.

Học viện Tư pháp đang liên kết với các đoàn luật sư, Sở Tư pháp các tỉnh thành để mở lớp đào tạo theo chương trình phát triển luật sư đến năm 2040 của Chính phủ và đã mở ở Cần Thơ 5 khóa, Đồng Nai 4 khóa, Bà Rịa - Vũng Tàu 2 khóa, đang mở ở An Giang, Cà Mau và sắp mở ở Bến Tre.

Lê Đình(phapluatvietnam)

Monday, April 22, 2013

Hồ sơ hành chính 05


BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
 HỒ SƠ HÀNH CHÍNH 05
VỤ ÁN: Khởi kiện quyết định xử phạt hành chính giữa bà Nguyễn Thị Kiều Hoa và chủ tịch UBND thị xã Phú Lương.
Người khởi kiện: bà Nguyễn Thị Kiều Hoa,       sinh năm: 1962
Địa chỉ: 590B, khu phố 7, phường Quan Hoa, thị xã Phú Lương.
Người bị kiện: Chủ tịch UBND thị xã Phú Lương.
Người có quyền lợi liên quan: Trưởng công an thị xã Phú Lương.
Đối tượng khởi kiện: Quyết định số 02/QĐ-XPHC ngày 11/01/2012 của chủ tịch UBND thị xã Phú Lương.
I.      TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN
Chị Nguyễn Thị Kiều Hoa sinh năm 1962 là chủ của cơ sở kinh doanh cà phê và karaoke Hướng Dương tại địa chỉ số 590B, Khu phố 7, phường Quan Hoa, thị xã Phú Lương.
Vào lúc 01h 15 phút ngày 12/12/2011 công an phường Quan Hoa kiểm tra hành chính và lập biên bản kiểm tra hành chính về hành vi hoạt động quá giờ quy định của quán karaoke Hướng Dương và tạm giữ một đầu máy CAVS của bà Hoa, hẹn bà Hoa 7h30 phút ngày 13/12/2011 có mặt tại công an phường Quan Hoa để giải quyết. Trước đó ngày 24/11/2011 công an phường Quan Hoa đã lập biên bản về hành vi vi phạm của quán Hướng Dương về hành vi hoạt động quá giờ quy định nhưng chưa có quyết định xử phạt.
Ngày 13/12/2011 bà Hoa đến công an phường Quan Hoa để giải quyết thì bà nhận được cùng lúc 2 biên bản vi phạm ngày 24/11/2011 và ngày 13/12/2011.
Ngày 16/12/2011 Công an thị xã Phú Lương ra quyết định số 12/QĐ-XPHC xử phạt bà Nguyễn Thị Kiều Hoa 5.000.000 đồng, với tình tiết tăng nặng là “tái phạm lần hai”. Cùng ngày công an phường Quan Hoa đã tống đạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho bà Hoa. Ngay sau đó ngày 17/12/2011 Bà Hoa đã đóng số tiền phạt (5.000.000 đồng) tại kho bạc nhà nước và đã giao nộp biên lai cho phó trưởng công an phường Quan Hoa là đại úy Võ Văn Thành nhưng bà Hoa không được nhận lại đầu máy đã bị tịch thu vào ngày 13/12/2011.
Ngày 15 tháng 12 năm 2011 công an phường Quan Hoa lập biên bản vi phạm hành chính số 26/BB-VPHC về việc bà Hoa sử dụng lao động những không ký kết hợp đồng lao động gồm 3 tiếp viên nữ, hoạt động karaoke có tính chất khiêu gợi tình dục
Ngày 11/01/2012  ông phó chủ tịch UBND huyện Phú Lương – Nguyễn Minh Huyền đã ra quyết định số 02/QĐ-XPHC để xử phạt bà Hoa tổng số tiền 7.000.000 đồng với lý do bà Hoa có 02 hành vi vi phạm:
1.     Sử dụng tiếp viên làm tại nhà hàng karaoke mà không có hợp đồng lao động theo quy định – phạt 2.000.000 đồng
2.     Hoạt động karaoke quá giờ cho phép – phạt 5.000.000 đồng
Ngày 6 tháng 02 năm 2012 bà Hoa đã có đơn khởi kiện gửi Tòa án nhân dân Thị xã Phú Lương yêu cầu hủy quyết định số 02/QĐ-XPHC ngày 11/1/2012 và yêu cầu trả lại một đầu máy CAVS. Ngày 25 tháng 02 năm 2012 Tòa án nhân thị xã Phú Lương đã ra quyết định số 01/QĐ để thụ ký vụ kiện hành chính.
II.   VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ÁP DỤNG
-         Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 07 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa
-         Thông tư số 09/2010/TT-BVHTTDL ban hành ngày 24 tháng 08 năm 2010 quy định chi tiết thi hành những nội dung sau đây của Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá.
-         Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002  ban hành ngày 02 tháng 07 năm 2002 ( đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008)
-         Nghị định 128/2008/NĐ-CP  quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002, Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 08 tháng 3 năm 2007 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008.
-         Luật tố tụng hành chính  số 64/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010.
-         Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số Điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP của chính phủ.
III.                       CÂU HỎI DỰ KIẾN TẠI PHIÊN TÒA:
1.     HỎI NGƯỜI BỊ KIỆN
-         Ông cho biết ông căn cứ vào đâu để ra quyết định số 02/QĐ-XPHC ngày 11/02/2012 để xử phạt bà Nguyễn Thị Kiều Hoa?
-         Trước khi ra quyết định xử phạt số 02/QĐ-XPHC ngày 11/02/2012 thì ông có biết trước đó công an Phú Lương đã ra quyết định số 12 ngày 16/12/2011 để xử phạt bà Nguyễn THị Kiều Hoa về hành vi hoạt động kinh doanh quá giờ quy định không?
-         Theo ông hành vi vi phạm của bà Hoa có phải là hành vi vi phạm có tính chất phức tạp không?
-         Theo ông biên bản kiểm tra hành chính không có số thì có giá trị pháp lý hay không? Biên bản kiểm tra hành chính có phải là biên bản xử phạt hành chính hay không?
-         Ông nhận được các biên bản vi phạm hành chính do công an Phường Quan Hoa lập vào thời điểm nào?
-         Xin ông cho biết, hợp đồng lao động có thời hạn bao lâu thì phải ký kết bằng văn bản?
-         Ông cho biết tại sao trong Quyết định số 02/QĐ-XPHC ông lại áp dụng mức tiền phạt cao nhất trong khung phạt được quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 75/2010/NĐ-CP?
-         Xin ông cho biết ông Nguyễn Minh Huyền có thẩm quyền xử phạt hành chính trong trường hợp này không? Xin ông cho biết nội dung của văn bản ủy quyền đó?
2.     HỎI NGƯỜI CÓ QUYỀN NGHĨA VỤ LIÊN QUAN
-         Xin ông cho biết ông căn cứ vào đâu để ra quyết định xử phạt số 12 vào ngày 16 tháng 12 năm 2011?
-         Trong quyết định xử phạt ông có áp dụng tình tiết tăng nặng đối với hành vi  vi phạm của bà Hoa là “tái phạm lần 2”, vậy xin ông cho biết hành vi vi phạm lần đầu của bà Hoa là hành vi gì? Xảy ra vào thời điểm nào? Đã bị cơ quan nào ra quyết định xử phạt?
-         Ông có nhận được báo cáo về hành vi vi phạm ngày 24/11/2011 của bà Nguyễn Thị Kiều Hoa không?
-         Tại sao sau khi chị Hoa thực hiện xong quyết định xử phạt số 12 vào ngày 17/12/2011, ông lại không trả lại đầu máy đã tạm giữ của chị Hoa theo quy định của pháp luật?
-         Ông đã ra quyết định xử phạt số 12/QĐ-XPHC vào ngày 16 tháng 12 năm 2011, vậy lí do gì ông lại đề xuất UBND thị xã Phú Lương tiếp tục xử phạt?
3.     HỎI NGƯỜI KHỞI KIỆN:
-         Cơ sở kinh doanh của chị có đăng ký kinh doanh không?
-         Cơ sở của chị sử dụng bao nhiêu nhân viên? Gồm những ai? Những người đó đã làm việc tại quán chị bao lâu? Hai bên có thỏa thuận về việc ký kết hợp đồng lao động không? Thời hạn hợp đồng lao động là bao lâu?
-         Tại thời điểm bị xử phạt quán karaoke của chị có tất cả bao nhiêu phòng ? bao nhiêu đầu máy?
-         Sau khi bị lập biên bản vào ngày 13/12/2011 thì quán Karaoke của chị có hoạt động không?
-         Tại sao chị lại ký tên vào biên bản được lập ngày 15 tháng 12 năm 2011?
-         Từ ngày 24 tháng 11 năm 2011 đến ngày 05 tháng 12 năm 2011 chị có nhận được quyết định xử phạt nào của cơ quan có thẩm quyền không?
IV.           BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ NGƯỜI KHỞI KIỆN BÀ NGUYỄN THỊ KIỀU HOA.
Kính thưa Hội đồng xét xử, kính thưa vị đại diện Viện kiểm sát, kính thưa toàn thể quý vị có mặt tại phiên Tòa ngày hôm nay!
Tôi là luật sư Nguyễn Quyết Quyền đến từ văn phòng luật sư QQlawyer, thuộc Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh, tham gia phiên tòa ngày hôm nay với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện bà Nguyễn Thị Kiều Hoa , trong vụ án khởi kiện quyết định hành chính giữa người khởi kiện là bà Nguyễn Thị Kiều Hoa và người bị kiện là ông Chủ tịch UBND thị xã Phú Lương.
Kính thưa Hội đồng xét xử, sau khi nghiên cứu những tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và thông qua kết quả hỏi công khai tại phiên Tòa ngày hôm nay tôi xin khẳng định yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị Ngọc Hoa là có cơ sở và căn cứ pháp lý bởi các lẽ sau;
Về trình tự ban hành quyết định: Căn cứ để ra quyết định số 02/QĐ-XPHC của ông phó chủ tịch UND thị xã Phú Lương ( sau đây gọi tắt là quyết định số 02) là căn cứ vào biên bản vi phạm hành chính không số, biên bản số 23, số 26 do công an Phường quan Hoa lập các ngày 12, 13, 15 tháng 12 năm 2011 nhưng đến ngày 11/1/2012 mới ra quyết định xử phạt, như vậy thời từ thời điểm lập biên bản đến thời điểm ra quyết định xử phạt là 27 ngày, điều này đã vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 56 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính. Khoản 1 Điều 56 quy định : “Thời hạn ra quyết định xử phạt là mười ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính; đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi ngày. Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá ba mươi ngày. Quá thời hạn nói trên, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt”. Theo như nội dung vi phạm của bà Hoa và lời khai của người đại diện của người đại diện của ông chủ tịch UBND Phú Lương tại phiên Tòa ngày hôm nay, thì rõ ràng hành vi vi phạm của bà Hoa không thuộc vào những hành vi vi phạm có tính tiết phức tạp, vì thế đối chiếu với quy định trên tôi nhận thấy quyết định số 02 đã ban hành quá thời hạn quy định cho phép theo quy định.
Về mặt nội dung: Căn cứ để ra quyết định số 02 là căn cứ vào biên bản kiểm tra hành chính không số, biên bản xử phạt hành chính số 23, số 26 do công an Phường quan Hoa lập các ngày 12, 13, 15 tháng 12 năm 2011 theo tôi đây là những biên bản không hợp pháp.
-         Trước hết là biên bản không số:  Thưa Hội đồng xét xử một biên bản kiểm tra hành chính nhưng lại không có số, điều này là không tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật hành chính trong quá trình kiểm tra hành chính, đồng thời khi kiểm tra hành chính, công an phường Quan Hoa phát hiện ra hành vi vi phạm của bà Hoa nhưng công cơ quan này lại không lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính mà chỉ lập biên bản kiểm tra hành chính, sau đó đến 10h ngày 13 tháng 12 năm 2011 mới lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính là không đúng theo quy định tại Điều 55 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và quy định tại khoản 1 Điều 22 nghị định số 128/2008/NĐ-CP. Điều 55 của pháp luật quy định: “Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản. Trong trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản đó phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.” Đồng thời biên bản số 23 lại không có chữ ký của người có thẩm quyền xử phạt, điều này là vi phạm nghiêm trọng trong trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.
-         Biên bản số 26 ngày 15/12/2011 : biên bản này cũng là một biên bản không hợp pháp bởi lẽ biên bản này thiếu chữ ký của người có thẩm quyền xử phạt. Đồng thời biên bản được lập vào ngày 15/12/2011, tại thời điểm này thì quán karaoke của chị Hoa không hoạt động, vậy thì trên cơ sở nào để công an Phường Tam Quan lập biên bản? Rõ ràng biên bản này được lập sau thời điểm quán karaoke của chị Hoa đã tạm ngưng hoạt động, cơ quan có thẩm quyền không kiểm tra hành chính nhưng lại lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính là hoàn toàn trái với quy định  trong quá trình xử phạt hành chính.
Như vậy, ông chủ tịch UBND thị xã Phú Lương đã ra một quyết định xử phạt hành chính dựa trên những biên bản vi phạm hành chính không hợp pháp.
-         Về hành vi vi phạm: Tôi cho rằng việc xử phạt bà Hoa về hành vi “sử dụng tiếp viên làm việc tại nhà hàng Karaoke nà không có hợp đồng lao động theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 19 Nghị định số 75/2010/NĐ-CP” là không có cơ sở bởi lẻ:
Tại thời điểm vi phạm cơ sở karaoke Hướng Dương có sử dụng 03 nhân viên gồm:  Nguyễn Thị Kim Dung, Lê Thị Anh Thư, và Phan Thị Ngọc Diệp. Trong số đó chỉ có Dung là người làm theo hợp đồng lao động và có hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật về lao động, còn số những người kia mới vào làm chỉ là đang trong quá trình thử việc. Mà pháp luật về lao động không hề có quy định bắt buộc phải ký kết hợp đồng thử việc bằng văn bản, đồng thời theo quy định tại điểm b tiểu mục 1, phần 1 Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số quy định của nghị định số 44/2003 về hợp đồng lao động thì cho phép những trường hợp ký kết hợp đồng lao động lao động dưới 3 tháng thì có thể xác lập hợp hợp đồng lao đồng lao động bằng miệng. Điều luật quy định cụ thể như sau: “ b) Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng hoặc hợp đồng lao động để giúp việc gia đình hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động miệng, nhưng phải bảo đảm nội dung theo qui định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ Luật Lao động”. Như vậy, đối chiếu với quy định nêu trên thì bà Hoa không vi phạm việc sử dụng lao động về việc ký kết hợp đồng lao động theo pháp luật lao động.
-         Về việc áp dụng mức xử phạt
Quyết định số 02 đã xử phạt bà Hoa với mức phạt là 5.000.000 đồng với hành vi vi phạm được quy định tại điểm d khoản 3 Điều 22 Nghị định số 75/2010/NĐ-CP đây là mức cao nhất của khung phạt, tuy nhiên quyết định lại không nêu ra được tình tiết tăng nặng đối với bà Hoa, điều này là vi phạm nguyên tắc xử phạt được quy định tại khoản 2 Điều 57 Pháp lệnh, cụ thể: “2. Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.” và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ phải được thể hiện rõ ở trong quyết định.
          Về thẩm quyền xử phạt
Quyết định số 02 do ông Nguyễn Minh Huyền, phó chủ tịch UBND thị xã Phú Lương ký ban hành dựa trên sự ủy quyền của ông chủ tịch thông qua Thông báo số 14/TBB-UB ngày 05 tháng 8 năm 2011, theo tôi ông phó chủ tịch đã dựa vào thông báo này để ra quyết định xử phạt số 02 là hoàn toàn không đúng với quy định của pháp luât:
Nội dung thông báo ủy quyền này lại không quy định về thời hạn ủy quyền, điều này là vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 128/2008/NĐ-CP. Khoản 1 Điều 16 quy định : “1. Việc ủy quyền xử lý vi phạm hành chính do các chức danh quy định tại Điều 41 và Điều 45 của Pháp lệnh chỉ được thực hiện đối với cấp phó. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Việc ủy quyền xử lý vi phạm hành chính phải được xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.” Đồng thời việc ủy quyền phải được lập bằng văn bản ủy quyền do chính ông chủ tịch ký, chứ không thể ủy quyền bằng một bản thông báo do chánh văn phòng ký ban hành được.
          Về nguyên tắc xử phạt: Việc ông phó chủ tịch ban hành quyết định xử phạt số 02 là vi phạm nguyên tắc : “ một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần” được quy định tại Điều 3 của pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính và được quy định chi tiết tại Điều 3 Nghị định 128/2008/NĐ-CP bởi lẽ:
Vào ngày 24 tháng 11 năm 2011 công an phường Quan Hoa đã tiến hành lập biên bản số 14 về hành vi vi phạm của bà Hoa là : “hoạt động quá giờ theo quy định” và ngày 16 tháng 12 năm 2011 ông Trưởng công an thị xã Phú Lương là trung tá Phạm Văn Đông đã ra quyết định số 12/QĐ-XPHC xử phạt bà Hoa số tiền 5.000.000 đồng, với tình tiết tăng nặng “tài phạm lần hai”, như vậy rõ ràng trong quyết định số 12 ông trưởng công an thị xã đã  xử phạt hành vi vi phạm của bà Hoa vào ngày 12/12/2011, ấy vậy mà ông phó chủ tịch  UBND thị xã Phú Lương lại tiếp tục ra quyết định số 02/QĐ-XPHC để tiếp tục xử phạt hành vi vi phạm của bà Hoa. Trong khi đó Điều 3 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP quy định : “Một hành vi vi phạm đã được người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt hoặc đã lập biên bản để xử phạt thì không được lập biên bản, ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với chính hành vi đó nữa. Trong trường hợp hành vi vi phạm vẫn tiếp tục được thực hiện mặc dù đã bị người có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình chỉ thì bị áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 8 Điều 9 của Pháp lệnh
Từ những phân tích nêu trên, tôi kính đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ vào: Điều 3, Điều 55, 56, 57 pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002 ( sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008), Điều 3, Điều 16, Điều 22 Nghị định 128/2008/NĐ-CP, điểm b, tiểu mục 1, phần I, thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH, chấp nhận yêu cầu của bà Nguyễn Thị Kiều Hoa:
1.     Hủy quyết định số 02/QĐ-XPHC ngày 11/01/2012 của chủ tịch UBND thị xã Phú Lương.
2.     Yêu cầu trả lại cho bà Hoa đầu máy CAVS đã tịch thu.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự lắng nghe của Hội đồng xét xử và mọi người dự khán tại phiên Tòa ngày hôm nay.