This is an example of a HTML caption with a link.

Saturday, May 11, 2013

Cái Bụi

Mỗi khi đêm về, lúc mọi thứ thật tĩnh lặng tôi lại mở nghe ca khúc “Cát bụi” của cố nhạc sĩ Trịnh công Sơn. Ca khúc với giai điệu nhẹ nhàng cùng với chất giọng khàn khàn của nữ ca sĩ Khánh Ly thật dễ đi vào lòng người. Lần đầu nghe ca khúc này, tôi chẳng hiểu thật ra ý nghĩa của nó là gì, chỉ thích nghe vì giai điệu của nó làm tâm trạng tôi trở nên thoải mái hơn. Tôi cũng không biết đến bao giờ tôi mới có thể “cảm hết” được ca khúc này, chỉ có đôi điều suy nghĩ về một chu kỳ sinh ra, lớn lên và chết đi của con người được thể hiện qua những lời ca nhịp nhàng, sâu lắng.

Cuộc đời mỗi con người chúng ta được sinh ra là do sự hóa kiếp nhân sinh từ những hạt bụi. Hạt bụi nhỏ bé vươn hình hài lớn dậy và tạo ra những giá trị riêng cho bản thân của mình nên không dễ dàng lẫn lộn giữa biển đời bao la rộng lớn. Từ khi là một đứa bé cất tiếng khóc chào đời cho đến khi là một cụ già gần đất xa trời là một quá trình dài nhưng chung quy lại thì chẳng qua nó chỉ là “một kiếp rong chơi” của đời người mà thôi!
Tôi rất biết ơn ba mẹ tôi- những người đã mang tôi đến với thế giới này để tôi biết yêu thương mình, yêu thương mọi người và yêu cuộc sống tươi đẹp. Thế nhưng tôi có bao nhiều ngày để sống? Một câu hỏi chưa có câu trả lời, chỉ biết rằng một ngày tôi có 24h để sống, hết một ngày là “kiếp rong chơi” của tôi sẽ ngắn lại một ngày. Dù muốn dù không thì “tiếng động nào vẫn gõ nhịp không nguôi”, nó nhắc nhở tôi phải biết sống sao cho có ý nghĩa và cho trọng vẹn một ngày.

Đời người mong manh bạn nhỉ?
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
  Để một mai tôi trở về cát bụi

  Bao nhiêu năm làm kiếp con người
  Để một chiều tóc trắng như vôi
  Lá úa trên cao rụng đầy
  Cho trăm năm vào chết một ngày”

Nghĩ cho cùng thì tất cả mọi người đều bắt đầu từ cát bụi thì sớm muộn gì cũng trở về cát bụi. Ai khi sinh ra rồi cũng sẽ lớn lên và già đi. Sinh lão bệnh tử là quy luật lẽ thường của tự nhiên, cái chết không loại trừ bất kì ai. Trong số những người sẽ ra đi về cõi vĩnh hằng, có không ít những người trong số họ là người thân của chúng ta và cả chúng ta nữa. Vì vậy hãy biết trân trọng những giây phút ta còn được ở bên những người ta thương yêu mà quan tâm, chăm sóc, và yêu thương họ bằng tình yêu chân thành. Có đôi khi những áp lực của công việc, những lo toán tính toán cho cuộc sống hằng ngày khiến cho tôi cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Nhưng tôi biết tôi phải nổ lực và phấn đấu thật nhiều vì gia đình, vì những kế hoạch của mình trong tương lai và tôi chỉ có một cuộc đời để thực hiện những ước mơ, những hoài bão của mình. Giờ đây, mỗi lần tâm trạng không vui tôi lại mở bài hát “Cát bụi” để nghe và suy nghĩ đôi điều về cuộc sống, miệng cứ lẩm bẩm hát theo:
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
  Để một mai vươn hình hài lớn dậy
  …….
           Ôi cát bụi một thời
           Vết mực nào xóa bỏ hồn tôi”

Friday, May 10, 2013

Như thế nào là sinh ra và còn sống?


Thoáng nghe qua câu hỏi trên tôi nghĩ sẽ có nhiều người cho rằng đó là một câu hỏi “ngớ ngẩn” vì hầu như mọi người không khó để có câu trả lời, tuy nhiên để có được câu trả lời chính xác thì tôi nghĩ vấn đề không hề đơn giản.
Điều 635 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định: : “Điều 635. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Như thế nào là sinh ra và còn sống? Khi đọc đến đây bản thân tự tôi đặt ra câu hỏi, một đứa trẻ sinh ra sau  bao lâu thì được xem là còn sống để được quyền hưởng thừa kế? 01 phút? 01 giờ hay bao lâu? Tôi đã quyết đi tìm câu trả lời và khi đọc đến quy định tại Điều 23 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì tôi đã tìm được câu trả lời cho mình.
Theo Điều 23 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP: "Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải đăng ký khai sinh và đăng ký khai tử. Nếu cha, mẹ không đi khai sinh và khai tử, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử phải ghi rõ "Trẻ chết sơ sinh"."
Từ quy định ấy, có thể thừa nhận rằng các cá nhân sinh ra và còn sống được từ 24 giờ trở lên được coi là xin ra và còn sống theo nghĩa của điều 635 Bộ luật dân sự năm 2005 và do đó, có thể được gọi để nhận di sản trong trường hợp có đủ điều kiện được quy định tại điều luật ấy. Nói cách khác, trẻ sinh ra rồi chết trong trường hợp này được thừa nhận có năng lực pháp luật thừa kế. 
QUYETQUYEN.

Monday, May 6, 2013

Bài hát giữa phiên Tòa - Bản chất của con người tự nó không xấu xa


 
Lúc này, hiện lên trước mắt mọi người như không phải là một bị cáo đang chờ tòa phán quyết số phận của mình mà chỉ là hình ảnh của một người cha đang hạnh phúc với con thơ.
Tình tiết xấu về nhân thân của bị cáo đã khiến người dự khán phiên tòa dễ hình dung về một gã lưu manh, phạm tội chuyên nghiệp. Nhưng cái nhìn về bị cáo ít nhiều đã thay đổi khi mọi người gặp được gia đình bé nhỏ của anh...

Trần Nguyên Hải bị TAND quận 1 (TP.HCM) đưa ra xét xử về tội trộm cắp tài sản vào một ngày cuối tháng 4. Trước đó, bị cáo cùng một người chưa rõ lai lịch rủ nhau đi trộm xe máy. Thấy chiếc xe không người trông coi, Hải đứng canh cho đồng bọn vào bẻ khóa lấy xe thì bị phát hiện. Hải bị bắt ngay sau đó, còn đồng bọn chạy thoát.

1. Trước khi bị bắt, Hải có tới ba tiền án về tội cướp giật tài sản và gây rối trật tự công cộng. Tình tiết xấu về nhân thân này của Hải đã khiến người dự khán phiên tòa dễ hình dung về một gã lưu manh, phạm tội chuyên nghiệp. Nhưng cái nhìn về Hải ít nhiều đã thay đổi khi mọi người gặp được gia đình bé nhỏ của bị cáo.

Khi tòa vào nghị án, vợ của Hải với cái bụng bầu sắp tới ngày sinh khệ nệ bước đến bên cạnh chồng. Bị cáo một tay nắm lấy tay vợ, tay kia nhè nhẹ xoa bụng vợ. Nước mắt người vợ chợt trào ra.

Bên ngoài hành lang, một bé trai bụ bẫm khoảng năm tuổi chạy ùa tới nơi ba mẹ đang đứng. Một người khác ẵm bé gái khoảng một tuổi tiến lại gần. Hải ôm lấy bé gái hôn lấy hôn để như chưa từng được hôn con. Trong vòng tay của ba, đứa bé được đưa lên qua đầu rồi lại hạ con xuống với nụ cười tươi rói.

Đứa bé khoái chí cười khanh khách, để lộ hai chiếc răng đang mọc, Hải bất chợt lên tiếng: “Gọi ba đi con”. Nói rồi bị cáo đặt con xuống trong vòng tay mình: “Bước ra đây nào con”. Đứa bé mới biết đứng ngơ ngác nhìn, đi được hai bước đã khóc òa lên đòi mẹ.


Bé trai năm tuổi nãy giờ cứ quanh quẩn đằng sau ba như bị bỏ quên, giờ đã có dịp sà vào lòng Hải. Hai cha con thì thầm, rồi sau đó tiếng vỗ tay của hai cha con nổi lên hòa theo điệu hát của cậu bé: “Ba thương con...” - cậu bé ngập ngừng, Hải nhắc: “Vì con giống mẹ”... “Cả nhà ta cùng thương yêu nhau”… Cậu bé cười khanh khách…

2. Lúc này, hiện lên trước mắt mọi người như không phải là một bị cáo đang chờ tòa phán quyết số phận của mình mà chỉ là hình ảnh của một người cha đang hạnh phúc với con thơ. Ánh mắt hiền lành của anh công an đứng tuổi, nụ cười dịu dàng của chị kiểm sát viên đều như cảm nhận được sự thiêng liêng của tình máu mủ. Nhìn cha con Hải hát, người vợ gạt nước mắt mỉm cười.

Bài hát kết thúc, cậu bé nũng nịu: “Ba ơi, ba không có ở nhà, hôm qua con bị thằng Việt đánh”. Tôi thấy khuôn mặt đang rạng ngời của Hải bất chợt co thắt lại, buồn bã...

Tòa phạt Hải hai năm sáu tháng tù, buộc Hải phải bồi thường cho người bị hại 13 triệu đồng vì chiếc xe máy đã bị đồng bọn của Hải lấy đi mất, riêng chiếc xe mà bị cáo làm phương tiện phạm tội, tòa tịch thu sung quỹ Nhà nước.

Phiên tòa kết thúc. Theo cảnh sát dẫn giải ra xe về trại, Hải rưng rưng cố ngoái nhìn vợ con. Phía sau, trong những cái vẫy tay của người thân có bàn tay nhỏ xíu của một cậu bé năm tuổi.

“Bản chất của con người tự nó không xấu xa” (Thomas Paine). Không hiểu sao tôi vẫn cứ hy vọng rằng tương lai, sau khi được trở về, bị cáo sẽ thay đổi, sẽ thành một người đàng hoàng, một người chồng tốt, một người cha tốt.
 Theo: phapluattp.vn

Kỳ 3: Luật sư – Nghề được xã hội trọng vọng

Ở nghĩa rộng, nói đến những người làm nghề luật là chúng ta nói đến thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên… Ở nghĩa hẹp hơn, nói đến nghề luật chúng ta nói đến nghề luật sư.

Nghề luật sư được cho là tiêu biểu nhất và thể hiện đầy đủ nhất những đặc trưng của nghề luật. Nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì người luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp. Luật sư là những người được trọng vọng trong xã hội bởi họ đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền cơ bản của công dân và phát triển xã hội.

Luật sư
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Thu nhập của luật sư là từ các khoản thù lao do khách hàng trả. Các hình thức hành nghề luật sư ở mỗi nước là khác nhau. Sau đây ta hãy cùng tìm hiểu các loại hình luật sư tại Việt Nam và một số nước phát triển trên thế giới:


Nước Anh theo hệ thống luật án lệ (Common Law) và ở đây chỉ tồn tại hai hình thức hành nghề Luật sư: Luật sư tư vấn và Luật sư biện hộ. Luật sư tư vấn có quan hệ trực tiếp với khách hàng, thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của khách hàng. Còn luật sư biện hộ không được liên hệ trực tiếp với khách hàng mà chỉ biện hộ tại Toà án. Các Luật sư biện hộ có độc quyền trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự.

Các luật sư Anh có chung một cơ quan để sinh hoạt đó là Đoàn luật sư Luân Đôn. Về số lượng luật sư tư vấn đông hơn rất nhiều so với luật sư biện hộ và hành nghề trên toàn lãnh thổ nước Anh. Các luật sư tư vấn cũng đóng một vai trò nhất định trong các vụ kiện nhưng hoạt động chủ yếu của họ là thuộc lĩnh vực tư vấn pháp luật. Ngoài ra họ còn độc quyền trong một số lĩnh vực.

Tại Mỹ, không có sự phân biệt giữa hai nghề luật sư như ở Anh. Ở đây tồn tại mô hình “một nghề luật duy nhất” theo đó luật sư có phạm vi hoạt động rất rộng và có hiệu quả. Chính vì vậy vai trò của các luật sư tại Mỹ là rất lớn. Luật sư tại Mỹ hành nghề tương đối tự do, được phép quảng cáo, chào hàng, có thể can thiệp vào mọi lĩnh vực pháp luật, đây cũng là độc quyền của các luật sư.

Các luật sư không có đối thủ cạnh tranh nào khác ngoài các đồng nghiệp của mình. Các chuyên viên kế toán hầu như không được tham gia vào các hoạt động thuộc lĩnh vực pháp luật. Nhưng cũng tại nước này đang có biểu hiện của một nền công lý mất cân đối: công lý của những người có tiền và công lý của những người nghèo.

 2. Nghề Luật sư ở Pháp, Đức:


Hệ thống pháp luật của Pháp và Đức là hai điển hình cho mô hình đa ngành nghề tư pháp của các nước theo hệ thống luật Châu Âu lục địa (Civil Law). Hoạt động của luật sư ở Pháp và Đức rất giống nhau và các điều kiện trở thành luật sư về cơ bản cũng giống nhau. Tuy nhiên, chương trình đào tạo luật sư tại Đức dài hơn vì ngoài những kiến thức, kỹ năng của luật sư thì luật sư còn phải nghiên cứu cả kỹ năng tiến hành tố tụng của Thẩm phán. Mục đích của việc nghiên cứu nghiệp vụ của thẩm phán nhằm tạo ra một đội ngũ luật sư có khả năng phục vụ với tư cách một thẩm phán. Đây cũng chính là một điều kiện để được kết nạp vào đoàn luật sư.

Trước khi kết nạp cũng phải trải qua một thời gian luật sư tập sự trong khoảng thời là 03 năm tại tổ chức Luật sư Châu Âu tại quốc gia đó. Ở Đức, muốn ghi tên vào một Đoàn luật sư, luật sư phải có giấy phép của cơ quan tư pháp địa phương nơi mình muốn đăng ký. Các luật sư trẻ mới vào nghề ở Đức có thể tự do lựa chọn Đoàn luật sư mà mình thích để ghi tên, không bắt buộc rằng Đoàn luật sư đó phải là nơi họ nhận bằng. Mặc dù các quy chế hành nghề không giống nhau nhưng nói chung các luật sư ở Pháp và Đức có thể hành nghề một cách độc lập hay theo nhiều hình thức nhóm, hội khác nhau. Ngoài ra, luật sư có thể ký hợp đồng lao động với các Văn phòng luật sư, công ty luật, công ty luật hợp danh với tư cách là luật sư làm thuê.

 3. Nghề Luật sư ở Việt


Đối với Việt Nam do điều kiện kinh tế và xã hội, do sự hình thành muộn màng của nghề luật sư và các quy định về hành nghề luật sư nên hệ thống pháp luật về nghề luật sư và hành nghề luật sư chưa được hoàn chỉnh cần bổ sung và hoàn thiện một cách đồng bộ. Luật sư ở nước ta hiện nay còn đang thiếu và mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của xã hội. Số luật sư lại chủ yếu tập trung tại các đô thị lớn, riêng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 50 % tổng số luật sư toàn quốc.


Về phạm vi hành nghề, theo quy định của Pháp lệnh luật sư thì luật sư được phép tham gia tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác. Tham gia tố tụng là lĩnh vực hành nghề chủ yếu của các luật sư hiện nay. Luật Luật sư đã mở rộng hơn phạm vi hành nghề luật sư với việc quy định luật sư được đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng. Bên cạnh đó, tư vấn pháp luật cũng là lĩnh vực hành nghề quan trọng của luật sư, đặc biệt trong điều kiện nhu cầu về tư vấn pháp luật trong xã hội ngày càng tăng nhanh.
Các luật sư đã mở rộng và phát triển tư vấn trong các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, thương mại. Trong lĩnh vực pháp luật dân sự thì tư vấn về đất đai, hôn nhân gia đình đang là mảng tư vấn phổ biến và sôi động nhất. Với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá, các luật sư hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật đang phát huy vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp đàm phán, ký kết hợp đồng, giải quyết các tranh chấp phát sinh đặc biệt trong các lĩnh vực mới mẻ như đầu tư nước ngoài, sở hữu trí tuệ, quan hệ thương mại hàng hoá có yếu tố nước ngoài..

Nếu như trước kia Luật sư chỉ được phép hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư (thành lập hoặc tham gia thành lập Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh hoặc làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư, kể cả tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam) thì hiện nay họ được phép hành nghề với tư cách cá nhân dưới hình thức tự mình nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động.

3. Nghề Luật sư ở Việt
 

Luật sư của các nước dù là theo hệ thống pháp luật Civil Law hay Common Law đều hành nghề theo hướng chuyên môn hoá một lĩnh vực cụ thể. Chúng ta không xa lạ gì khi nghe đến tên gọi “luật sư hình sự”,”luật sư về thừa kế”, “luật sư về hôn nhân & gia đình”, “luật sư về ngân hàng”, “luật sư về chứng khoán”, “luật sư về bảo hiểm”, “luật sư về bất động sản”, thậm chí có “luật sư về bồi thường thiệt hại”, “luật sư chuyên về tai nạn giao thông”….

Cơ hội việc làm của ngành luật ngày càng rộng mở bởi có rất nhiều nghề, rất nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần đến những người có kiến thức pháp luật. Bên cạnh đó, Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, tham gia nhiều hiệp hội quốc tế nên càng cần nhiều nhân lực cho việc giao lưu, mở rộng quan hệ kinh tế với toàn cầu này.


Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm - tuyển dụng
ĐỨC ANH A&T
Du hoc-Dan tri

Đón xem Kỳ 4: Những Luật sư nổi tiếng có thu nhập “khủng”