This is an example of a HTML caption with a link.

Thursday, June 6, 2013

Bài tập chia thừa kế

Chia di sản thừa kế, đây là một phần bài tập mà hầu hết các bài thi hết học phần môn dân sự đều có ở tất cả cơ sở đào tạo luật, tùy vào cách phân chia của tổ bộ môn mà phần này có thể nằm ở phần I hay phần II của chương trình đào tạo.
Đây cũng là một vấn đề nan giải đối với các bạn sinh viên khi mới bước vào học phần thừa kế, nhằm chia sẻ kinh nghiệm của mình cho các bạn sinh viên, trong phạm vi bài viết này tác giả xin đưa ra một số phương pháp và một số lưu ý khi tiến hành chia thừa kế.
Để làm bài tập thừa kế thì tác giả thường đi theo các bước sau:

Bước 1: Xác định di sản người chết để lại.
-         Để làm được bước này cần phải chú ý đến, người chết là người độc thân hay đã kết hôn, nếu đã kết hôn thì cần phải xem tài sản nào là tài sản riêng, tài sản nào là tài sản chung, phần tài sản chung thì pháp áp dụng nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân gia đình ( về nguyên tắc là chia đôi).
-    Các nghĩa vụ người chết để lại: Thông thường trong các bài tập chia thừa kế thì có phần chi phí mai táng, chi phí này sẽ được trừ vào số di sản của người chết.
-    Các khối tài sản khác của người chết có được: Có thể người nhận được một phần di sản thừa kế của người khác trong cùng một tình huống, vì vậy cần chú ý để cộng thêm khoản này vào khối di sản.
Bước 2: Vẽ sơ đồ phả hệ:
-  Đây là một bước không thể thiếu khi làm bài tập chia thừa kế, mặc dù trong bài làm chúng ta không cần đưa vào, nhưng việc vẻ phả hệ sẽ giúp chúng ta xác định được những người có quyền thừa kế theo pháp luật, giúp ta không bỏ sót người thừa kế.

Bước 3: Xác định có di chúc hay không? Di chúc có hợp pháp hay không? Có hiệu lực toàn bộ hay một phần?
-    Để làm được bước này bạn cần xem dữ kiện bài ra xem có di chúc để lại hay không? Nếu có thì bạn phải xem di chúc đó có hợp pháp về mặt nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật hay không? Tham khảo Điều 652 BLDS. Xem trong những người nhận thừa kế còn sống tại thời điểm mở thừa kế hay không? ( đối với cá nhân), còn tồn tại hay không? ( đối với tổ chức).
-         Nếu sau khi xem xét thấy có di chúc hợp pháp thì chia thừa kế theo di chúc, nếu không có di chúc thì chia theo pháp luật. Tùy trường hợp cụ thể cần phải xem xét di chúc đã định đoạt hết toàn bộ di sản hay chưa? Nếu có phần chưa được định đoạt hoặc không có hiệu lực thì phải tiếp tục chia theo pháp luật.

Những lưu ý khi chia thừa kế theo di chúc:
Thông thường nếu bài tập cho dữ kiện có di chúc thì di chúc đó là di chúc có hiệu lực một phần, 1 phần sẽ không phát sinh hiệu lực do có người chết trước hoặc chết cùng hoặc di chúc đã không cho những người được bảo vệ ở Điều 669 hưởng đủ 2/3 1 suất thừa kế theo pháp luật.

 Trường hợp 1:
Có người chết trước hoặc chết chết cùng thời điểm: Trong trường hợp này thì sau khi chia theo phần di chúc có hiệu lực thì tiếp tục chia thừa kế theo pháp luật phần di sản còn lại, tuyệt đối không áp dụng thừa kế thế vị ( Điều 677) trong trường hợp này.

Trường hợp 2:
Sau khi chia theo di chúc và pháp luật mà có người thừa kế thuộc Điều 669 thì cần phải cho họ hưởng đủ 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp này phải tính một suất thừa kế theo pháp luật, sau đó xác định phần họ còn thiếu để đủ 2/3 một suất thừa kế. Vấn đề là lấy phần còn thiếu này từ đâu thì hiện tại vẫn tồn tại 02 quan điểm:
Quan điểm 1: Lấy theo tỉ lệ của những người thừa kế theo di chúc.
Quan điểm 2: Lấy theo tỉ lệ của những người được hưởng thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.
Tôi theo quan điểm thứ 2. (vấn đề này sẽ được lý giải ở một bài viết khác).

Những lưu ý khi chia thừa kế theo pháp luật:
Việc chia thừa kế theo pháp luật thì không quá phức tạp như chia thừa kế theo di chúc, tuy nhiên cần lưu ý:
-         Những trường hợp chia thừa kế theo pháp luật.
Các bạn tham khảo Điều 675 Bộ luật Dân sự 2005.

-         Xác định hàng thừa kế theo quy định tại Điều 676 BLDS.
Đối với trường hợp này cần lưu ý, khi đề bài cho tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ 1 đều đã chết hoặc còn những họ đã từ chối nhận di sản hoặc bị tước quyền hưởng thừa kế nhưng lại có người để thừa kế thế vị thì chúng ta ưu tiên những người hưởng thừa kế thế vị trước chứ không chia cho hàng thừa kế thứ 2.

-         Thừa kế thế vị: Cần lưu ý thừa kế thế vị chỉ áp dụng khi con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người chết chứ không áp dụng đối với trường hợp người con chết sau người để lại di sản. Và cháu, chắt để được hưởng thừa kế phải là con ruột của người con đã chết, có thể hiểu nôm na là không áp dụng đối với “cháu nuôi”, “chắt nuôi”. Thừa kế thế vị cũng chỉ áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, không áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo di chúc. Khi di chúc có phần để lại cho người đó nhưng người đó chết thì phần đó sẽ không phát sinh hiệu lực và được chia theo pháp luật, lúc này người cháu/chắt mới được hưởng thừa kế thế vị.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân, trong giới hạn bài viết tác giả không thể đi hết tất cả các trường hợp liên quan mà chỉ đi vào những tình huống cơ bản nhất, mong quý vị độc giả có thêm ý kiến phản hồi nhằm góp phần hoàn chỉnh vấn đề hơn. Tác giả sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc trong thời gian sớm nhất.Trân trọng!
QUYETQUYEN



142 comments:

  1. -BÀI TẬP MẪU.
    Đây cũng là một bài tập đã có nhiều ý kiến trái chiều nhau, sau đây tác giả sẽ đưa ra quan điểm giải quyết của mình.
    - Đề bài:
    Ông A kết hôn với bà B vào năm 1980 tai Hà Nôi và có 3 người con là C, D, E.
    C có vơ là M và có con là X và Y.
    D có vơ là N và có con là K và H.
    Năm 1999 ông A chung sống với bà Q và có con chung là P.
    Tháng 5 năm 2008 ông A và C cùng chết trong môt tai nan giao thông. Trước khi chết ông A lâp di chúc để lai toàn bô tài sản cho bà B và C, D, E.
    Hãy chia di sản của ông A, biết rằng tài sản chung của ông A và bà B là 400Tr, trong thời gian chung sống ông A và bà Q có tài sản chung là 400Tr.
    Moi người giúp mình chia bài này với.
    -----------------------
    Trả lời:
    -----------------------
    Di sản của ông A sẻ là bao nhiêu?
    A với B có 400 ta chia đôi mỗi người 200tr.(cái này không bàn, sở hữu chung hợp nhất)
    A với Q là 400 tạm thời chia đôi nha,( sở hữu chung theo phần)
    Ta thấy quan hệ hôn nhân của A với B vẫn đang tồn tại nên 200 triệu mà A có với Q sẻ có 1 nữa là của B vì thế di sản của ông A sẻ là 300
    Chia thừa kế
    A chết để lại di chúc ta chia theo di chúc.
    Xét di chúc ta thấy di chúc bị không có hiệu lực một phần (theo điểm a khoản 2 điều 667) phần của C (C chết cùng thời điểm với A)
    Di sản của A sẻ được chia như sau, B=D=E=300/4=75 triệu
    Phần còn lại chia theo pháp luật (phần của C)
    Theo điểm a khoản 1 điều 676 thì những người sẻ được hưởng thừa kế gồm: B(vợ) D, E, P, C(X,Y) X và Y sẻ thế vị vào vị trí của C để nhận di sản của A(ông nội) theo điều 677
    B=D=E=P=C(X+Y)= 75/5= 15 triệu
    Ta thấy:
    B, D,E mỗi người được hưởng 90 triệu
    X+Y= 15 triệu
    P=15 triệu
    Dựa vào đề bài ta có thể suy ra P chưa thành niên nên sẻ được điều 669 bảo vệ. P sẻ được nhận cho đủ 2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật.
    1 suất thừa kế theo pháp luật ở đây là 300/5=60 triệu
    2/3 của 1 suất =2/3*60=40 triệu
    như vậy ta cần cho P hưởng thêm 40-15= 25 triệu
    25 triệu này sẻ được trích từ các đông thừa kế theo tỉ lệ họ được hưởng
    B,D,E,(X,Y) theo thứ tự là 6:6:6:1 để lấy ra 25 triệu vì vậy X và Y sẻ trích ra 1 khoản là 25/19=1.31 ta làm tròn là 1,5 cho dể tính nha
    B=D=E= (25-1.5)/3 =7,5 triệu
    như vậy :
    Di sản mỗi người được hưởng cụ thể như sau
    P 40 triệu
    B =D=E= 82,5 triệu (B có thêm 300 triệu kia nữa)
    X=Y=1/2 *13.5 triệu

    ReplyDelete
    Replies
    1. cau lam baj nay sai rui
      vi x va y dc thua ke ke vi ma theo dieu 677

      Delete
    2. Chào bạn!
      Điều 677 nằm ở chương chia thừa kế theo pháp luật, vì thế đối với thừa kế thế vị thì không áp dụng trong trường hợp chia theo di chúc mà chỉ được áp dụng trong trường hợp chia theo pháp luật.
      Trân trọng!

      Delete
    3. Vẫn chưa hiểu lắm phần bạn chia theo tỉ lệ tại sao ra 1.5?
      Theo mình tính, nếu theo tỉ lệ B:C (X+Y):D:E = 6:1:6:6 và lấy 25:6 làm tròn thành 4 thì X=Y, mỗi người sẽ trích 2tr, B=D=E mỗi người trích 7tr.

      @nặc danh: Vì đang là chia di sản của A nên C mới là người được hưởng di sản, còn X+Y theo Đ677 BLDS2005 chỉ là được hưởng lại phần của C do C chết. Vậy lấy 300:4 là đúng rồi bạn ah!

      Delete
    4. Chào bạn!
      Muốn trích ra 25 triệu mà tỉ lệ là 6;6;6;1 thì ở đây có tất cả 19 phần bằng nhau => 25/19 là hợp lý chứ sao lại chia cho 6?

      Delete
    5. Tài sản của A gồm 200tr từ tài sản chung 400tr của A và B .
      200tr từ tài sản chung 400tr của A và Q.
      Tổng tài sản của A là 400tr.
      Trong trường hợp thứ 1. Chia tài sản theo di chúc ( P không kiện )
      thì trong 400tr chia làm 4 . bà B,C,D,E mỗi người được hưởng 100tr. nhưng do C đã chết thì 100tr của C sẽ là do X và Y hưởng.(thừa kế thế vị).
      Trong trường hợp thứ 2. P vác đơn ra tòa kiện thì. B,C,D,E được hưởng mỗi người 85,7tr ( phần của C Xvaf Y hưởng do thừa kế thế vị). còn P được hưởng 57,1tr.

      Delete
    6. mình cũng có chung quan điểm với 1 bạn đầu tiên.
      T.H này x và y hưởng thừa kế thế vị trực tiếp từ C luôn:
      P=40tr; (x+y)thế vị cho C = B =D=E=65tr

      Delete
    7. mình cũng có chung quan điểm với 1 bạn đầu tiên.
      T.H này x và y hưởng thừa kế thế vị trực tiếp từ C luôn:
      P=40tr; (x+y)thế vị cho C = B =D=E=65tr

      Delete
    8. ơ tớ tưởng tài sản của ông a là 400 triệu vợ chồng chia đôi cộng 400 triệu ngoại tình chia đôi tổng là 400 triệu chớ.????????????

      Delete
    9. Hoàn toàn đồng ý vs chủ chủ thớt nhé. Thừa kế thế vị rất hay bị nhầm lẫn ở đây nè. Phân di sản của ng đươc hưởng mà chết trước chết cùng với ng để lại di sản thì phải được chia theo pháp luật, sau đó nhưng ng thừa kê thế vị mới đk hưởng 1 phần trong đo nhé

      Delete
    10. mình cũng nghĩ là tổng tài sản của A là 400tr, chứ chỗ ''Ta thấy quan hệ hôn nhân của A với B vẫn đang tồn tại nên 200 triệu mà A có với Q sẻ có 1 nữa là của B vì thế di sản của ông A sẻ là 300'' tớ ko hiểu bạn ạ.giải thích giúm nha

      Delete
    11. mình nghỉ tổng tài sản là 400 triêu ,x,y đc hưởng thưa kế kế vị luôn

      Delete
    12. mình nghĩ di sản của A là 400 triệu. tài sản chung của AQ chia đôi, A nửa Q nửa, khi đó 200 triệu đó là ts riêng của A. Chả lý nào mà nói đó là chung của AB được.
      còn thừa kế thế vị chỉ áp dụng khi chia theo pháp luật nên khi phần C chết phần thừa kế đó chưa được chia thừa kế thế vị ngay mà chia theo pháp luật. sau đó phần chia theo pháp luật của C mới cho XY kế vị.
      Tóm tắt bài này:
      Di sản A để lại là: 400 triệu.
      theo di chúc:
      B=C=D-E=100 triệu.
      Do C chết cùng lúc với A, nên phần di sản này sẽ được chia theo pháp luật:
      (5 phần này gồm B, D, E, (X+Y)
      100 : 5 = 20 triệu
      Khi đó:
      B = D= E = 120 tr
      M + N =20 tr
      P = 20
      2/3 một suất theo luật = 2/3 x 400/5 = 160/3 triệu
      Do P chưa đủ 18 tuổi nên P đc pháp luật bảo vệ, phải đc 2/3 một suất theo luật.
      Do vậy, B, D, E, (M + N) phải trích số tiền mình nhận đc cho P.
      Ta có:
      Tỉ lệ trích = số tiền còn thiếu / tổng số tiền những người thừa kế được hưởng
      = (100/3) / 380 = 5/57
      Vậy B, D, E mỗi ng phải trích:
      120 x 5/57 = 10.53 triệu
      M+N phải trích:
      20 x 5/57 = 1.74 triệu
      Vậy di sản của A được chia như sau:
      B = D = E =109.47 triệu
      M + N = 18.26 triệu
      P = 53.33 triệu

      Delete
    13. pan lam sai roi tong di san cua A phai la 400. phan tai san chung cua A v Q khong lien quan j toi B . con cach lam minh dng y voi y kien cua ban

      Delete
    14. P sẽ đk nhận đủ 2/3 của một suất thừa kế nếu chia theo pháp luật và phần còn thiếu sẽ trừ theo tỉ lệ những người được được hưởng di sản theo di chúc trước, nếu thiếu sẽ trừ theo nhwg ng dk hưởng theo pl như vậy số tiền 25 triệu còn thiếu thì B, D, E sẽ phải bỏ ra để bù vào cho P mà không phải tất cả những người thừa kế.

      Delete
    15. P sẽ đk nhận đủ 2/3 của một suất thừa kế nếu chia theo pháp luật và phần còn thiếu sẽ trừ theo tỉ lệ những người được được hưởng di sản theo di chúc trước, nếu thiếu sẽ trừ theo nhwg ng dk hưởng theo pl như vậy số tiền 25 triệu còn thiếu thì B, D, E sẽ phải bỏ ra để bù vào cho P mà không phải tất cả những người thừa kế.

      Delete
    16. cho e hỏi vì sao X Y lại phải trích phần của mình ra
      và e chưa hiểu ở chỗ (25-1.5)/3, vì sao ạ?
      giúp e với! cám ơn ạ!

      Delete
    17. vì tài sản của chung của A và Q được thành lập trong thời kỳ hôn nhân giữa A và B nên 200tr đó cũng thuộc tài sản chung của A và B nên phải chia đôi, Di sản của A là 300tr là đúng rồi

      Delete
    18. nếu nói tài sản của a là tài sản chung với b đâu đúng.trong đè đâu ns đáy là tài sản chung.biết đâu số tiền chung của a va q, a là tài sản riêng trước thời kỳ hôn nhân thì sao

      Delete
    19. C còn có vợ là M. Vậy thì M phải được 15/2=7.5 triệu.X+Y=M=7.5 triệu.

      Delete
    20. Bài này ad làm có chỗ mình không hiểu lắm, dưới đây là bài mình làm, mng xem rồi góp ý ạ :
      A vs Q có tài sản chung là 400 tr trong trường hợp này ta tạm chia đôi ra thì A vs Q mỗi người có 200tr.
      sở hữu chung hợp nhất giữa vợ và chồng là tài sản do vợ hoặc chồng làm ra trong thời kì hôn nhân. Vậy xét quan hệ giữa A và B vẫn là quan hệ vợ chồng nên tổng khối tài sản chung giữa A và B là: 400tr + 200tr = 600tr.
      Vậy di sản ông A để lại là 600tr/2= 300tr.
      Tiếp tục xét thấy trong bản di chúc ông A không để lại tài sản cho P. Nhưng theo dữ kiện đầu bài thì P là con chưa thành niên ( 9 tuổi) nên P vẫn được hưởng 2/3 xuất thừa kế theo pháp luật.( điểm a / K1 / Đ644 BLDS 2015)
      2/3×300/5= 40tr.
      Phần di sản còn lại của ông A chia theo di chúc là 300-40 = 260tr.
      B,C,D,E mỗi người đc hưởng phần di sản là 260/4= 65tr.
      Do C chết cùng thời điểm nên phần di sản C nhận đc sẽ tiếp tục đc chia theo pháp luật ( thế vị chỉ chia theo pháp luật, không chia theo di chúc nhé!)
      Vậy B,C,D,E,P mỗi ng đc hưởng 65/5=13tr.
      Và phần của C lúc này mới chia theo thừa kế thế vị, nên 2 con của C là X vs Y mỗi ng sẽ đc hưởng 13/2= 6,5tr.
      Cuối cùng tổng di sản B,D,E mỗi người đc hưởng là 78 tr
      P sẽ đc hưởng số di sản là 53 tr
      X,Y mỗi ng đc hưởng 6,5 tr.


      Delete
    21. Có di chúc phải chia theo di chúc trước, sau đó mới xét xem di chúc có hiệu lực 1 phần hay ko, rồi mới chia theo pháp luật bạn ơi.P là của thừa kế theo phâp luật r

      Delete
    22. Vì sao P được hưởng 53 tr vậy ạ? Giải thích hộ mình với ạ chiều nay mình thi rồi

      Delete
  2. Mình xin chia sẻ một số hình thức về phân chia di sản thừa kế như sau:

    Đối với khai nhận di sản thừa kế: Hình thức này có thể hiểu là tài sản vẫn được giữ nguyên sau khi khai nhận. khối tài sản đó có thể thuộc sở hữu 1 người hoặc một số người thừa kế. Nếu tài sản thuộc một số người thì họ là đồng sở hữu chung hợp nhất.

    + Thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế được thực hiện tại các phòng dịch vụ công chứng, Phòng công chứng căn cứ vào đơn yêu cầu và hồ sơ xin khai nhận thừa kế để ra thông báo niêm yết tại trụ sở UBND xã, phường nơi có tài sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của người chết.

    Đối với phân chia di sản thừa kế: Sau khi phân chia, tài sản sẽ được chia cụ thể cho từng người thuộc hàng thừa kế, mỗi người đều có quyền riêng đối với tài sản mà mình được hưởng. Tuy nhiên, đối với trường hợp di sản là Bất động sản, thủ tục này còn phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền (vì có các tỉnh, thành phố đều có quy định diện tích tối thiểu được phép chia tách).

    Sau một thời gian niêm yết (trước là 30 ngày), nếu không có tranh chấp, kiếu nại gì, Công chứng viên sẽ lập văn bản khai nhận, phân chia di sản thừa kế theo quy định.

    Việc còn lại là đăng ký sang tên theo quy định.

    Đối với các tài sản:

    Yêu cầu đăng ký quyền sở hữu thì khi người để lại di sản thừa kế chết thì những người được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phải thực hiện các thủ tục pháp lý để được xác lập quyền tài sản của mình.

    Những tài sản phải khai nhận, phân chia di sản thừa kế khi người để lại di sản chết bao gồm:

    - Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

    - Quyền sở hữu phương tiện giao thông như ô tô, xe máy

    - Tài khoản mở tại ngân hàng

    - Cổ phiếu, trái phiếu có ghi danh

    ReplyDelete
  3. -BÀI TẬP MẪU.
    Đây cũng là một bài tập đã có nhiều ý kiến trái chiều nhau, sau đây tác giả sẽ đưa ra quan điểm giải quyết của mình.
    - Đề bài:
    Ông A kết hôn với bà B vào năm 1980 tai Hà Nôi và có 3 người con là C, D, E.
    C có vơ là M và có con là X và Y.
    D có vơ là N và có con là K và H.
    Năm 1999 ông A chung sống với bà Q và có con chung là P.
    Tháng 5 năm 2008 ông A và C cùng chết trong môt tai nan giao thông. Trước khi chết ông A lâp di chúc để lai toàn bô tài sản cho bà B và C, D, E.
    Hãy chia di sản của ông A, biết rằng tài sản chung của ông A và bà B là 400Tr, trong thời gian chung sống ông A và bà Q có tài sản chung là 400Tr.
    Moi người giúp mình chia bài này với.
    -----------------------
    Trả lời:
    -----------------------
    Di sản của ông A sẻ là bao nhiêu?
    A với B có 400 ta chia đôi mỗi người 200tr.(cái này không bàn, sở hữu chung hợp nhất)
    A với Q là 400 tạm thời chia đôi nha,( sở hữu chung theo phần)
    Ta thấy quan hệ hôn nhân của A với B vẫn đang tồn tại nên 200 triệu mà A có với Q sẻ có 1 nữa là của B vì thế di sản của ông A sẻ là 300
    Chia thừa kế
    A chết để lại di chúc ta chia theo di chúc.
    Xét di chúc ta thấy di chúc bị không có hiệu lực một phần (theo điểm a khoản 2 điều 667) phần của C (C chết cùng thời điểm với A)
    Di sản của A sẻ được chia như sau, B=D=E=300/4=75 triệu
    Phần còn lại chia theo pháp luật (phần của C)
    Theo điểm a khoản 1 điều 676 thì những người sẻ được hưởng thừa kế gồm: B(vợ) D, E, P, C(X,Y) X và Y sẻ thế vị vào vị trí của C để nhận di sản của A(ông nội) theo điều 677
    B=D=E=P=C(X+Y)= 75/5= 15 triệu
    Ta thấy:
    B, D,E mỗi người được hưởng 90 triệu
    X+Y= 15 triệu
    P=15 triệu
    Dựa vào đề bài ta có thể suy ra P chưa thành niên nên sẻ được điều 669 bảo vệ. P sẻ được nhận cho đủ 2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật.
    1 suất thừa kế theo pháp luật ở đây là 300/5=60 triệu
    2/3 của 1 suất =2/3*60=40 triệu
    như vậy ta cần cho P hưởng thêm 40-15= 25 triệu
    25 triệu này sẻ được trích từ các đông thừa kế theo tỉ lệ họ được hưởng
    B,D,E,(X,Y) theo thứ tự là 6:6:6:1 để lấy ra 25 triệu vì vậy X và Y sẻ trích ra 1 khoản là 25/19=1.31 ta làm tròn là 1,5 cho dể tính nha
    B=D=E= (25-1.5)/3 =7,5 triệu
    như vậy :
    Di sản mỗi người được hưởng cụ thể như sau
    P 40 triệu
    B =D=E= 82,5 triệu (B có thêm 300 triệu kia nữa)
    X=Y=1/2 *13.5 triệu
    sao lại có tỉ lệ 6 6 6 1 ở đây vậy ạ? e k rõ chỗ này! m.n chỉ zùm e với ạ

    ReplyDelete
    Replies
    1. 6,6,6,1 la rut gon cua ̣̣̣̣90, 90,90, 15 do ban oi.
      xin loi vi minh viet khong co dau, mong cac ban thong cam.

      Delete
    2. This comment has been removed by the author.

      Delete
    3. This comment has been removed by the author.

      Delete
    4. C là con của A nên C được hưởng di chúc mà A đê lại. Phần tài sản riêng của A là 200tr chung vs B và 200tr chung vs Q. Do C chết cùng luc vs A nên phát sinh thừa kế thế vị, thừa kế thế vị ở đây là phần thừa kế của C để lại cho 2 ngươi con X và Y. Vì C đã chêt. Vì thế X và Y k thể đc hưởng thừa kế trực tiếp như B D E C được. Lấy cái phần chia cho 4 người ra kêt quả rồi mới lấy phần của C chia cho 2 người con. Bạn ấy làm đúng rồi ạ. Mh đã nhờ cô mh là giảng viên ĐHCT khoa Chính trị và Pháp Luật giải đấy. Và đáp án giống y như cách bạn ở trên giải và cô giải thich từng phần cho mh hiểu.

      Delete
  4. 25 triệu này sẻ được trích từ các đông thừa kế theo tỉ lệ họ được hưởng
    B,D,E,(X,Y) theo thứ tự là 6:6:6:1 để lấy ra 25 triệu vì vậy X và Y sẻ trích ra 1 khoản là 25/19=1.31 ta làm tròn là 1,5 cho dể tính nha
    B=D=E= (25-1.5)/3 =7,5 triệu
    như vậy :
    Di sản mỗi người được hưởng cụ thể như sau
    P 40 triệu
    B =D=E= 82,5 triệu (B có thêm 300 triệu kia nữa)
    X=Y=1/2 *13.5 triệu
    sao lại có cái tỉ lệ 6 6 6 1 vậy ạ?
    cái chỗ này e k hiểu lắm. có thể giải đáp cho e dc k ạ?
    tks trc!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tỷ lệ: 6;6;6;1 tương đương với số tài sản mà B;D;E;(X,Y) được hưởng <=> 90;90;90;15.
      Thân!

      Delete
  5. Bạn QuyetQuyen phân tích hay quá!

    ReplyDelete
  6. với bài này thì làm sao ah?
    "ông A có vợ và 4 người con. ngày 2/3/2013 ông A mất không để lại di chúc. Tài sản của ông để lại 5 tỷ. được biết vợ là đối tượng được hưởng 2/3 và người con út dưới 18t cũng được hưởng 2/3. 3 người con còn lại chỉ được hưởng 1/2 tài sản. anh chị hãy phân chia tài sản của ông A cho tương đối cụ thể"

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chào bạn!
      Do ông A không để lại di chúc nên trường hợp này sẽ không chịu sự điều chỉnh của Điều 669 BLDS 2005.
      Trường hợp này di sản của ông A được chia theo pháp luật, hàng thừa kế được áp dụng theo Điều 676 BLDS, theo đó những người thừa kế của ông A sẽ được hưởng phần thừa kế bằng nhau.
      p/s: "tài sản" của người chết để lại được gọi là di sản thì mới chính xác về mặt thuật ngữ pháp lý.
      Trân trọng!

      Delete
    2. Vậy đề cho vợ là đối tượng đc hưởng 2/3 và ng con út dưới 18t hưởng 2/3, 2 ng con còn lại được hưởng 1/3 thì làm gì ạ

      Delete
  7. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  8. Nặc danh 09:21 Ngày 31 tháng 7 năm 2013

    "Tài sản của A gồm 200tr từ tài sản chung 400tr của A và B .
    200tr từ tài sản chung 400tr của A và Q.
    Tổng tài sản của A là 400tr.
    Trong trường hợp thứ 1. Chia tài sản theo di chúc ( P không kiện )
    thì trong 400tr chia làm 4 . bà B,C,D,E mỗi người được hưởng 100tr. nhưng do C đã chết thì 100tr của C sẽ là do X và Y hưởng.(thừa kế thế vị).
    Trong trường hợp thứ 2. P vác đơn ra tòa kiện thì. B,C,D,E được hưởng mỗi người 85,7tr ( phần của C Xvaf Y hưởng do thừa kế thế vị). còn P được hưởng 57,1tr."

    bạn Nặc danh tính tài sản của ông A vậy là không đúng, về tài sản của A và Q là 400 triệu giả sử chia đôi thì mỗi người được 200, rồi đem 200 đó gộp vào tài sản chung của A và B rồi chia đôi lần nữa là A có 300.
    ở đây ta xét rằng tài sản A hùn hạp làm ăn với Q, rồi lợi nhuận phát sinh (chưa nói đến nợ nần...) thì cũng xuất phát từ tài sản chung của A và B sau hôn nhân, do đó 200 cũng là tài sản chung của A và B vì phát sinh sau hôn nhân.

    ReplyDelete
  9. Giải và giải thích giúp !
    A + B sinh ra 2 người con C và D. D cưới M sinh ra N. tháng 6/2013 D lập di chúc định đoạt toàn bộ tài sản của mình cho con là N và chết tháng 8/2013. Chia di sản của D ? Biết rằng A chết tháng 7 số tài sản của A + B = 140 tỷ. D và M là : 240 tỷ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chào bạn!
      Đây là bài tập của sinh viên nên trước khi bạn muốn mọi người giúp đỡ bạn thì bạn phải tự mình làm trước.
      Trân trọng!

      Delete
    2. bạn ơi ngày mai bọn mình thi rồi mình phân vân ở chỗ là lúc ng dc hưởng theo pl 2/3 một suất thừa kế thì lấy ở ng dc hưởng theo di chúc hay lấy từ cả ng dc hưởng di chúc và pluat vậy
      .. vì có nhiều ý kiến nên mình muốn chắc chắn

      Delete
    3. Trích phần DS cho người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, bạn có thể làm theo nhiều cách (cách nào cũng được vì cái này các giảng viên trường mình vẫn đang tranh luận). Còn đây là ý kiến riêng của mình, tích lũy mà có.
      - Trong trường hợp DC có hiệu lực đã định đoạt toàn bộ DS, thì sẽ trích từ những người thừa kế theo DC này với tỉ lệ tương ứng.
      - Trong trường hợp DC mới chỉ định đoạt một phần DS hoặc một phần DS bị vô hiệu. Thì phần DS còn lại sẽ được chia theo PL. Nhưng lúc này thì vừa có người được hưởng theo DC, vừa có người hưởng theo PL còn có cả người vừa được hưởng theo DC và PL. Nên sẽ chỉ trích từ phần DS những người được chia theo DC thôi.
      * Lưu ý: Đối với người được hưởng theo DC và cả PL thì chỉ tính tỉ lệ phần được chia theo DC của họ thôi.
      Thân bạn :D. Nêu có gì sai rất mong các bậc tiền bối chỉ giáo

      Delete
  10. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  11. A và B là 2 vợ chồng có tài sản chung là 600 triệu, B có tài sản riêng là 180 triệu.
    A và B có 3 người con :
    X 22 tuổi có khả năng lao động; Y 17 tuổi; Z 15 tuổi
    B chết để lại di chúc hợp pháp: cho M 100 triệu; N 200 triệu
    Câu hỏi là chia tài sản của B như thế nào?
    Ai biết giúp dùm em. Xin cám ơn!!!

    ReplyDelete
    Replies
    1. có phải trong trường hợp này chia cho M với N trước còn lại 180 triệu chia làm 4 phần cho vợ hoặc chồng và 3 người con không ạ???

      Delete
    2. This comment has been removed by the author.

      Delete
  12. Chào bạn!
    Trước hết bạn cần phải xác định di sản của B là 480 triệu.
    Do có di chúc nên cần phải chia theo di chúc trước: M 100tr; N 200tr.
    Phần 180tr còn lại do không được định đoạt trong di chúc nên chia theo pháp luật:
    A=X=Y=Z=180/4=45tr.
    ---------
    Trong trường hợp này sau khi chia theo di chúc và PL thì ta thấy những người thừa kế ko phụ thuộc và di chúc của B là A;Y;Z hưởng ít hơn 2/3 1 suất thừa kế nếu chia theo pháp luật cụ thể 2/3 1 suất thừa kế = 480/4*2/3 =80tr. Như vậy mỗi người cần phải được hưởng thêm 35tr ( 3 người là 105tr).
    Phần này sẽ được lấy từ X;M;N theo tỉ lệ: 45:100:200.
    Bạn chịu khó tính toán thì sẽ có kết quả.
    Trân trọng!

    ReplyDelete
    Replies
    1. a ơi. sao lại lấy tỷ lệ X M N, có phải là thấy theo tỷ lệ của những người không được hưởng theo D669 ko ạ???

      Delete
    2. Cho mình hỏi tại sao X lại nằm trong nhóm người phải bỏ ra số tiền để thoãn mãn 2/3 1 suất thừa kế ạ?

      Delete
    3. vì X đủ tuổi thành niên và có k nang lao động đó bạn

      Delete
  13. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chào bạn Kim Thoa Ngô!
      Để mọi người đóng góp ý kiến thì trước hết bạn cần phải đưa ra ý kiến và cách làm của mình trước.
      Trân trọng!

      Delete
    2. các bạn cho mình ý kiến nhé.hôm nay mình thi học kỳ vào bài này mình làm vậy không biết đúng không TÌNH HUỐNG,".Hậu và Lan kết hôn với nhau và có 2 con là Phát và Quân.Phát lấy vợ là Như và sinh được 2 con là Quỳnh Và Nhung( cả 2 chưa thành nhiên).Năm 1996 Phát chết đột ngột không để lại di chúc.Năm 2006 Hậu cũng mất do một căn bệnh hiểm nghèo.Nhưng trước khi chết Hậu có để lại di chúc cho 2 cháu Quỳnh va Nhung mỗi cháu 1/2 di sản của mình.Biết tài sản của Phát và Như là 800 triệu.tài sản của Hậu và Lan là 1.16 tỷ đồng.Quân chưa đển tuổi trưởng thanh.Tiền mai táng hậu là 30 triệu .Hãy chia di sản thừa kế trên." . BÀI LÀM: Do Phát chết đột ngột k để lại di chúc nên tài sản thừa kế được chia theo pháp luật. thì tài sản của Phát và Như là 800 triệu chia đôi thì tài sản của phát là 400 triệu.Áp dụng điều 676 BLDS Hậu, Lan,Như, Quỳnh,Nhung thuộc hang thừa kế thứ nhất.được quy định tại điểm a khoản 1.nên tài sản của Phát được chia đều cho 5 người là 400: 5=80 triệu.Năm 2006 Hậu chết mà tài sản của Hậu và Lan là 1,16 tỷ đồng.vậy tài sản này được chia đôi là (1,16 :2)=580 triệu.tài sản của Hậu là 580 triệu.nhưng do tiền mai táng Hậu là 30 triệu nên tài sản của Hậu chỉ còn 550 triệu.Do hậu chết có để lại di chúc cho Quỳnh và Nhung 1/2 tài sản của mình.nhưng Lan và Quân không có trong di chúc thì vẫn được hưởng 2/3 của 1 suất thừa kế.mà 1 suất thừa kế của Hậu để lại là (630:4)=157,5 triệu đồng.Lan và Quân không có tên trong di chúc thì Áp dụng 669 BLDS thì Lan và Quân vẫn được hưởng 2/3 của 1 suất thừa kế là 105 triệu.vậy Lan Quân mỗi người được 105 triệu.Tổng là 210 triệu. Quỳnh và Nhung được hưởng 1/2 di sản thừa kế do Hậu để lại theo di chúc .Vậy tài sản của Hậu sau khi chia cho Lan và Quân còn là 630-210 =420 triệu đồng.vậy số tài sản mà Nhung và Quỳnh được hưởng theo di chúc của Hậu là 420:2=210 triệu đồng. Kết Luận tổng tài sản của bà lan là 580( tài sản riêng)+80(tài sản do phát để lại )+105(2/3 tài sản của Hậu)=765 triệu đông.Tài sản của quỳnh và Nhung mỗi người là 290 triệu (210+80)=290.tài sản của Quân là 105 triệu.

      Delete
    3. bạn ơi theo ý kiến của mình thì 1 suất thừa kế của Hậu để lại là 630:3+210 gồm: Lan; Phát (Quỳnh+ Trang); Quân.
      => Lan =Quân= 210.2/3= 140tr
      --> tài sản còn: 630 - (140.2) = 350
      => Quỳnh = Nhung = 350:2 = 175 tr

      Delete
    4. ak chỗ kia mình bấm nhầm 630:3=210 bạn ak.hi

      Delete
    5. mình nghĩ thế này bạn ạ. hàng thừa kế thứ nhất của Hậu gồm 3 người: Lan, Như, Phát. Vì Phát đã chết, theo Điều 677 BLDS thì Quỳnh và Nhung được hưởng thừa kế thế vị. Như vậy, Quỳnh và Nhung cùng hưởng suất thừa kế của Phát nếu còn sống.oki theo tớ là như vậy.bạn ạ

      Delete
    6. le thuhang: b ơi!thế tài sản của quỳnh và nhung ko cộng thêm cả phần đc hưởng từ phát ak?

      Delete
  14. vậy ak.nhưng sao lại chia cho 3 thôi hả c

    ReplyDelete
  15. Chào bạn Kim Thoa Ngô.
    Bài tập trên bạn làm không được tốt lắm vì sai những điểm sau.
    1. Đối với việc chia di sản của Phát.
    Do Phát chết năm 1996 như vậy luật áp dụng tại thời điểm này là Bộ luật Dân sự 1995 chứ không phải BLDS 2005.
    Phát chết năm 1996, Hậu chết năm 2006 => Hậu vẫn có đủ tư cách hưởng di sản thừa kế của Phát => bạn đã bỏ sót hàng thừa kế của Phát ( phải là 5 người chứ không phải 4 người).
    Như = Quỳnh = Nhung = Hậu = Lan = (800:2)/5=80tr.
    ---------------------------------------------------------------------
    2. Đối với phần của Hậu.
    Di sản Hậu để lại = 1.16 tỷ/2 + 80tr - 30tr = 600tr.(1/2 tài sản chung + 80tr được hưởng thừa kế từ Hậu - 30 triệu tiền mai táng).
    -------
    Chia thừa kế của Hậu.
    Theo di chúc Quỳnh = Nhung =300tr.
    Tuy nhiên ta thấy Lan + Quân là những người thuộc diện hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc => họ phải được hưởng ít nhất =2/3 1 suất thừa kế chia theo pháp luật.
    Hàng thừa kế của Hậu gồm: Lan; Quân; Phát(Quỳnh + Nhung) (chỉ có 3 người chứ không phải 4, Quỳnh + Nhung = Phát).
    2/3 1 suất thừa kế = 600/3 *2/3 =400/3 tr ~ 133tr
    => Lan = Quân = 133tr.
    Phần còn lại là của Quỳnh + Nhung.
    ----------------------------------------------------------------------
    Trân trọng!

    ReplyDelete
    Replies
    1. di sản của hậu để lại = 630tr chứ bạn
      chia theo di chúc quỳnh = nhung = 315tr
      xét thấy lan và quân được thuộc diện thừa kế không phụ thuộc di chúc
      => được 2/3 1 suất thừa kế theo pháp luật
      1STK= 630:( Lan+ Quân +Phát)= 210
      vậy Lan= quân = 2/3x 210= 140tr
      quỳnh= nhung=175tr

      Delete
    2. Thanks bạn Tú Lê, mình tính toán nhầm.
      Trân trọng!

      Delete
    3. tại sao nhỷ.trừ 30 tr r mà

      Delete
  16. chào m.n cho mình hỏi nếu chia 1 suất thừa kế thì có tính người được hưởng thừa kế đã chết không? mình thấy tính vào nhưng trên lớp thầy mình lại cho 1 bài lại ko tính

    ReplyDelete
    Replies
    1. Người đã chết nhưng có người thế vị thì vẫn phải tính bạn à.
      Trân trọng!

      Delete
  17. Ví dụ nha, xem đúng hay sai dùm mình:
    Ong A và bà B kết hôn với nhau năm 1973, 2 người có 2 người con là C (75) và D (78)... tài sản chung của A VÀ B là 300tr... năm 1993 thì ông A mất để lại di chúc cho C là 2/3 tài sản củng ông?
    chia tài sản của mỗi người đi? hic hic
    trả lời ý kiến riêng:
    -sau khi ông A mất thì ts của A=B=300:2=150TR. TS của ông A là 150tr.
    - chia theo di chúc và PL:
    + C = 2/3 x 150 = 100tr( theo di chúc)
    + C=B=D=50:3=16.67 TR(THÉO PL)
    NHƯNG THEO ĐIỀU 669 THÌ:
    - B=D=2/3 X 150 : 3 = 33.3TR.( B và D được huong thừa kế k theo nọi dung di chúc.)
    - VẬY TS của C = 150tr - 33.3 x 2 = 83,4tr.
    - TS của B = 33,3 + 150 = 183,3TR
    - ts CỦA D = 33.3tr
    -
    => vậy có đúng k mấy bác hỳ hỳ, còn sai thì sai chổ nào ạ

    ReplyDelete
    Replies
    1. bài tập này có di chúc nên chia theo di chúc trước bạn ạ.
      chia theo di chúc thì C dk hưởng là 150*2/3= 100tr
      tài sản còn lại chia theo pháp luật.
      A được hưởng di sản theo điều 669BLDS 2005: là 50/3*2/3= 11tr
      50-11=39tr.
      39tr này sẽ chia theo pháp luật cho A=C=D= 39/3=13tr
      vậy A dk hưởng là: 13+11=24tr
      C= 100+13=113tr
      D=13tr
      đó là ý kiến của mình bạn nhé.

      Delete
    2. Bác có viết nhầm k thế A chết rồi hưởng cái j nữa

      Delete
    3. Bác có viết nhầm k thế A chết rồi hưởng cái j nữa

      Delete
  18. "Có người chết trước hoặc chết chết cùng thời điểm: Trong trường hợp này thì sau khi chia theo phần di chúc có hiệu lực thì tiếp tục chia thừa kế theo pháp luật phần di sản còn lại, tuyệt đối không áp dụng thừa kế thế vị ( Điều 677) trong trường hợp này."
    Bạn có thể giải thích rõ giúp mình tại sao lại ko áp dụng thừa kế thế vị luôn được ko? Căn cứ vào đâu mà có thể khẳng định được như vây? ? ?
    -Cảm ơn bạn trước:)-

    ReplyDelete
  19. Chào bạn!
    Thừa kế thế vị chỉ áp dụng đối với trường hợp chia di sản theo pháp luật, không có "thế vị theo di chúc".
    Trân trọng!

    ReplyDelete
  20. Giả sử. Ông A và Bà B có con là C và D. Bà B chết trước. Ông A chết sau có để lại di chúc. Cho em hỏi lúc này 1 suất theo luât tính như thế nào ạ. Có tính bà B không ạ hay là chỉ tính C và D. Cảm ơn mọi người.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Theo mình thì vẫn tính cả bà B nhé. 1 suất là chia 3. Sau đó phần của bà B chia cho 2 con

      Delete
    2. Do bà B đã chết trước ông A nên người thừa kế theo pháp luật của ông A chỉ còn có C và D thôi. Nếu tính 1 suất thừa kế theo PL thì chỉ tính C và D.

      Delete
    3. Nguyễn Quyết Quyền: B ơi vậy nếu người con chết trước thì mới tính hay như thế nào vậy

      Delete
    4. Mình đã tìm hiểu và đã đã thông tư tưởng.
      Có nghĩa là như thế này. Vì con là người thừa kế thế vị của cha nên cha chết con dù có chết trước thì vẫn sẽ được tính là 1 suất. Còn người vợ không phải là thừa kế thế vị của chồng nên khi vợ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người chồng thì không tính người vợ vào 1 suất thừa kế :D

      Delete
  21. Ong A và bà B kết hôn với nhau năm 1973, 2 người có 2 người con là C (75) và D (78)... tài sản chung của A VÀ B là 300tr... năm 1993 thì ông A mất để lại di chúc cho C là 2/3 tài sản củng ông?
    chia tài sản của mỗi người đi?
    Theo mình thì theo Đ668 BLDS 2005 ( mình đang áp dụng cho 2005 luôn ), D ( 15 tuổi ) và B là 2 trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
    => D=B= 2/3. (300/2 : 2)= 50
    C= 150 - 50*2 = 50

    ReplyDelete
  22. Cho mình hỏi thừa kế thế vị với trường hợp A có con nuôi là B, B có con đẻ là C và A có con đẻ là B, B có con nuôi là C thì có trường hợp nào được áp dụng k

    ReplyDelete
  23. thừa kế thế vị Ad nói là ko cho cháu nuôi hưởng là sai nhé. điều 678 đã quy định rõ

    ReplyDelete
  24. Chào bạn! Mình có một điều thắc mắc
    Chia thừa kế theo di chúc xong, tại sao lại không chia cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc luôn (Đ 669) mà lại chia theo pháp luật xong mới chia cho 669.
    Nếu theo ý mình hiểu: P sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó.
    Phần này được quy định trong "Thừa kế theo di chúc" nên phải ưu tiên áp dụng trước khi áp dụng thừa kế theo pháp luật chứ. và người để lại di sản thừa kế đã vi phạm vào chế định thừa kế theo di chúc nên phải chia cho P trước, sau đó, còn thừa bao nhiêu mới lấy phần còn thừa đó để chia theo pháp luật chứ.
    Mong bạn có thể giải thích rõ hơn. Cảm ơn bạn! :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chào bạn Giang Ninh.
      Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Pháp luật tôn trọng sự thể hiện ý chí đó của họ.
      Điều 669 Bộ luật Dân sự quy định những trường hợp được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúcquy định:
      "Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó,"
      ---
      Như vậy Điều 669 chỉ áp dụng trong 02 trường hợp.
      1. Người lập di chúc không cho họ hưởng ( truất quyền thừa kế minh thị)
      2. Cho họ hưởng ít hơn 2/3 1 suất thừa kế.
      -------------
      Như vậy nếu muốn xác định họ có rơi vào 01 trong 02 trường hợp trên hay không thì phải chia thừa kế theo di chúc trước để xác định phần di sản của những người hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc họ sẽ được hưởng bao nhiêu mới xem họ có cần được bảo vệ hay không?
      Tôi lấy ví dụ để các bạn thấy rõ:
      -----------
      Vợ chồng ông A, bà B có 02 người con là C và D(các con đều đã thành niên), ông A có tài sản riêng là 900 triệu đồng.
      Trước khi chết ông A lập di chúc để lại cho C 100tr đồng, D 50tr đồng, phần còn lại không định đoạt.
      ------
      Như vậy, nếu các bạn chỉ nhìn vào và nói bà B không được ông A cho hưởng thừa kế nên chia theo 669 trước thì di sản bà B được hưởng sẽ là: 200tr?
      ---------
      Tuy nhiên nếu chia theo di chúc trước thì kết quả như sau:
      Theo di chúc : C được hưởng 100tr, D được hưởng 50tr.
      Phần di sản còn lại 750tr không được định đoạt nên chia theo pháp luật.
      Hàng thừa kế thứ 1 của A có 3 người:
      B=C=D=750/3=250tr.

      Tổng kết: C được hưởng 350tr; D hưởng 300tr; B hưởng 250tr.
      Đối chiếu với Điều 669 thì B được hưởng nhiều hơn 2/3 1 suất thừa kế => không cần áp dụng Điều 669 nữa.
      -----------------------------------------------------
      Nói tóm lại: Các bạn cần chia di sản theo di chúc trước, sau đó chia tiếp theo pháp luật (nếu còn phần di sản không được định đoạt hoặc một phần trong di chúc bị vô hiệu, không phát sinh hiệu lực), từ đó xác định di sản mỗi người được hưởng là bao nhiêu, tiếp đó mới đối chiếu với Điều 669 xem có ai còn hưởng ít hơn 2/3 di sản hay không => rồi mới áp dụng 669 được.
      Trân trọng!



      Delete
    2. Người lập di chúc không cho họ hưởng thì ngoài TH truất quyền thừa kế thì còn có TH ng lập di chúc không nhắc đến việc cho ng đó hưởng di sản.

      Delete
  25. vậy cho mình hỏi tài sản của ông A sẽ là bao nhiêu?

    ReplyDelete
  26. Chào bạn Hồng Nhung Lê Thị!
    Bạn vui lòng cho mình biết rõ là bạn muốn hỏi ai và ông A nào?
    Trân trọng!

    ReplyDelete
  27. Bạn cho mình hỏi nếu ông A
    đã có vơ Ḅ nhưng ra nc ngoài sinh sống vs bà C như vợ chồng, có một con thì khi chia thừa kế theo pháp luật, bà C có quyền nhận thừa kế ko?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mình tìm được câu trả lời rồi là không....^^

      Delete
    2. Chào bạn!
      Nếu chiếu theo pháp luật của Việt Nam thì bà C không được hưởng thừa kế. Nhưng ở nước ngoài thì bạn cần phải xem bà C là người nước nào nhé và nước đó có hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam không? cũng như quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình của họ thế nào.
      Chứ không thể chắc chắn được một câu là KHÔNG đâu bạn nhé.
      Trân trọng!

      Delete
  28. Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp, có tài sản chung 600 triệu đồng. Bà B có tài sản riêng 180 triệu đồng. Hai người có hai con chung là C (17 tuổi) và D (15 tuổi). Bà B có con riêng là E (20 tuổi, không bị bệnh tâm thần và có khả năng lao động). Năm 2005, bà B chết vì tai nạn giao thông.
    Căn cứ vào Quy định của Pháp luật về thừa kế, anh (chị) hãy phân chia di sản của bà B trong trường hợp sau :Trước khi chết, bà B đã lập di chúc hợp pháp cho M (em họ) 100 triệu, cho quỹ từ thiện 200 triệu.
    Xin hỏi một câu rất đơn giản : E có được chia thừa kế hay ko ?
    Xin cám ơn

    ReplyDelete
    Replies
    1. Theo mình nghĩ E là con riêng cũng được hưởng 1 phần tài sản riêng của B chứ sao không nhỉ?

      Delete
    2. Vậy theo bạn " nặc danh " thì " E là con riêng cũng được hưởng 1 phần tài sản riêng của B " theo điều khoản của luật nào ? Cám ơn bạn .

      Delete
  29. Mình mới thi môn " Nhà nước và pháp luật" có hỏi trắc nghiệm đúng sai như thế này : " Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
    Mình trả lời là sai vì thiếu nội dung : " nhưng chưa đủ 16 tuổi" , ko biết mình trả lời như vậy có đúng ko ? Cám ơn các bạn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn nhận định câu trả lời sai là đúng, tuy nhiên bạn giải thích chưa thực sự chính xác, bạn có thể giải thích là: Những người từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu TNHS đối với mọi tội phạm.

      Delete
  30. Mọi người cho e hỏi bài này với ạ.:Gấp lắm ạ@@
    Ông A và bà B là vợ chồng,có 3 người con chung là anh C, anh D và chị E.Anh C có vợ là K và 2 đứa con là G và H.
    Ông A đã từng bị kết án về hành vi gây thương tích cho anh C do hai cha con có hiềm khích với nhau.
    Năm 2009, anh C qua đời do mắc bệnh hiểm nghèo.Trước khi chết, anh C để lại di chúc cho chị K 1/4 di sản và truất quyền thừa kế của ông A và bà B.
    Sau đó, bà B kiện lên tòa án xin được chia di sản của anh C. Tòa xác định tài sản chung của anh C và chị K là 960 triệu đồng.
    Anh chị hãy giải quyết tình huống trên.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Xin chào bạn, mình giải bài tập của bạn như sau
      - Xác định DS của anh C là 480tr
      - Chia thừa kế theo bản DC.
      + Phần DS được định đoạt trong DC là: K= 120tr
      + Phần còn lại chưa định đoạt, sẽ được chia theo PL: K=G=H= 120tr
      lúc này: K=240, G=120, H=120
      (lí ko cho A và B là vì trong DC anh C đã ghi rõ là truất quyền hưởng DS của A và B. Hậu quả pháp lý của truất quyền hưởng DS là như thế nào thì bạn tìm hiểu thêm :D)
      - Giả sử chia thừa kế theo PL và xác định suất 2/3.
      + B=K=G=H= 120 tr (lí do A ko được thì xem lại điều 669)
      + Suất 2/3= 80 tr
      - Thấy rằng bà B thuộc diện thừa kế không phụ thuộc vào nội dung DC nên: B= 80tr. Phần này được trích từ những người được thừa kế còn lại theo tỉ lệ tương ứng, có chị K, G và H tỉ lệ lần lượt là 2/1/1 sẽ là 40tr ,20tr và 20tr (tớ làm theo cách này vì cảm thấy như vậy sẽ không bị trái với ý chí của người để lại DS).
      Vậy chia DS của anh C được như sau
      K= 200 tr
      G=H=100 tr
      B =80 tr
      Thân bạn, rất mong các bậc tiền bối chỉ giáo

      Delete
    2. 1 suất thừa kế theo pháp luật phải chia cho 4 người là B,K,G,H vì B vẫn có tư cách thừa kế , vẫn là 1 nhân suất thừa kế để tính 1 suất TKTPL khi chia thừa kế bắt buộc

      Delete
  31. Tại sao X và Y không được hưởng tài sản theo di chúc mà vẫn phải bù tiền nhỉ

    ReplyDelete
  32. Giup mình với mọi người oi:
    1. Ông A có một người vợ là B, có 2 người con ruột lần lượt là M (sinh năm 1975) và N (sinh năm 1980, bị bệnh tâm thần). M kết hôn với K sinh ra 2 người con là X và Y. Ngày 11/01/2014, ông A mất có viết di chúc để toàn bộ tài sản của mình cho người cháu nội trai duy nhất là X. M không đồng ý và khởi kiện ra TAND có thẩm quyền. Là thẩm phán phụ trách vụ việc, anh (chị) hãy chia thừa kế trong tình huống trên theo pháp luật thừa kế hiện hành. Biết rằng tổng tài sản chung của A và B là 3,6 tỷ đồng.

    ReplyDelete
    Replies
    1. kết quả là : B=N=800tr
      X được 2 tỷ

      Delete
  33. 2. Bà Thanh và ông Tuấn chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn. Năm 1992, bà Thanh nhận được một người con nuôi là Hằng (có đăng ký nhận con nuôi theo quy định của pháp luật) mà không hỏi ý kiến của ông Tuấn. Tháng 2/2012, vì có ý định chiếm đoạt toán bộ tài sản của ông Tuấn nên Hằng đồng ý sống chung như vợ chồng với ông Tuấn. Ngày 12/2/2014, Tuấn và Hằng đến Ủy ban nhân dân xã X xin đăng ký kết hôn. Là cán bộ tư pháp phụ trách vụ việc, theo anh (chị), Tuấn và Hằng có bị cấm kết hôn không? Tại sao?

    ReplyDelete
  34. 6. Tháng 1/2010, anh Toàn và chị Hoa kết hôn với nhau. Tháng 5/2011, chị Hoa sinh được một người con trai là cháu Thắng. Để tiện việc chăm sóc con nên chi Hoa đề nghị được nghỉ việc ở nhà. Trong khi đó, anh Toàn vẫn tiếp tục làm việc, lương mỗi tháng được 20 triệu đồng. Tháng 12/2013, do mâu thuẫn gia đình, chị Hoa nộp đơn yêu cầu TAND có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn và đã được TAND ban hành bản án lý hôn theo quy định của pháp luật. Về việc chia di sản, anh Toàn đòi hưởng toàn bộ tài sản với lập luận: toàn bộ tà sản phát sinh trong thời ký hôn nhân đều do anh Toàn tạo lập, chị Hoa là người thất nghiệp, sống dựa vào thu nhập của chồng. Hỏi:
    - Ai là người được quyền nuôi cháu Thắng theo quy định của pháp luật hiện hành? Tại sao?.
    - Anh (chị) hãy chia tài sản của M và N theo đúng quy định của pháp luật hiện hành?

    ReplyDelete
  35. 7. Ông A có một người mẹ ruột là B, một người vợ là C, 2 người con ruột lần lượt là M (sinh tháng 01 năm 1994) và N (sinh tháng 01 năm 1999). Tháng 1/2014, ông A chết có để lại di dúc với nội dung: ông A tự nguyện để lại toàn bộ tài sản của mình cho cô X là người cô ruột của mình đang bị di tật bẩm sinh. Tháng 2/2014, cô X nộp đơn ra TAND có thẩm quyền yêu cầu chia di sản thừa kế theo di chúc nói trên. Là thẩm phán phụ trách vụ việc, anh (chị) hãy chia thừa kế trong tình huống trên theo đúng pháp luật về thừa kế. Biết rằng tổng tài sản chung của hai vợ chồng A và C là 4 tỷ đồng.
    8. X và Y đăng ký kết hôn năm 2007. Hiện tại Y đang mang thai. Do mâu thuẫn nên X muốn xin ly hôn. Hỏi X có được quyền nộp đơn yêu cầu tòa án lý hôn không? Giải thích tại sao?
    9. A và B đã đăng ký kết hôn năm 2006. Do mâu thuẫn nên hiện tại họ đang sống ly thân. Nay A muốn kết hôn với cô C. Hỏi A và C có được phép kết hôn không? Giải thích tại sao?


    Ngay mai mình thi rồi mà kg làm được mấy câu hỏi này mọi người giúp mình với, cảm ơn mọi người nhiều

    ReplyDelete
  36. Di sản của ông A sẻ là bao nhiêu?
    A với B có 400 ta chia đôi mỗi người 200tr.(cái này không bàn, sở hữu chung hợp nhất)
    A với Q là 400 tạm thời chia đôi nha,( sở hữu chung theo phần)
    Ta thấy quan hệ hôn nhân của A với B vẫn đang tồn tại nên 200 triệu mà A có với Q sẻ có 1 nữa là của B vì thế di sản của ông A sẻ là 300

    ----------------------------------------
    hok hiểu sao ra 300tr mà hok phải 400tr

    ReplyDelete
  37. Chào bạn!
    Bạn có thể đọc kỹ lại đoạn trên, ngay bên trong thì mình cũng đã giải thích rõ với bạn là do quan hệ hôn nhân của A và B vẫn đang tồn tại nên 200 tr mà A có với Q, vẫn được xem là tài sản chung của vợ chồng A,B, bởi đây là tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân (không xuất phát từ tặng cho riêng, thừa kế riêng..).
    Trân trọng!

    ReplyDelete
  38. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn vui lòng tham khảo cách làm ở trên và tự làm sau đó rồi hãy nhờ mọi người kiểm tra lại, trân trọng!

      Delete
    2. This comment has been removed by the author.

      Delete
  39. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  40. Hỗ trợ giúp em về vấn đề chia thừa kế với ạ !
    Ông A có vợ là bà B và có các con là C,D và E. Anh C có vợ là K và có các con là M,N.

    Năm 2003 bà B chết biết rằng khối tài sản chung của ông A và bà B là 1 tỷ đồng.

    Năm 2008 C bị tai nạn lao động chết di sảnthừa kế của C để lại trị là 300 triệu.

    Năm 2005 ông A kết hôn với bà H và có con là T. Năm 2009 ông A lập di chúc cho T 300 triệu, E là 200 triệu.
    Năm 2010 ông A chết bù vào chi phí mai táng ông A hết 5 triệu đồng. Biết ông A và bà H đã tạo lập một khối tài sản chung trị giá 400 triệu.

    Hãy chia thừa kế cho tình huống trên.

    Em làm bài như sau:

    -Năm 2003bà B chết, tài sản của bà B sau khi chết:

    Tài sản chung: A+B= 1 tỷ : 2 => A= 500tr, B= 500tr

    => Tổng di sản bà B là 500tr

    - Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 675 BLDS do bà B chết không để lại di chúc

    nên di sản bà B được chia thừa kế theo pháp luật:

    + Căn cứ Điều 676 những người thừa kế theo pháp luật: A, C, D và E.

    500tr : 4 = 125tr/ suất ( A,C,D,E)

    -Năm 2008 C bị tai nạn chết di sản thừa kế của C là 300tr thì chia thừa kế theo pháp luật

    + Căn cứ Điều 676 BLDS thì những người thừa kế theo pháp luật: K, A, M, N.

    425tr : 4 = 106.25tr/ suất ( K, A, M, N )

    -Năm 2005 ông A kết hôn với H, năm 2008 ông A có lập di chúc

    đến năm 2010 ông A chết tổng di sản của ông A được lấy ra 5 triệu làm phí mai táng.

    + Tài sản của ông A sau khi chết:

    Tài sản chung: A + H = 400tr : 2 => A=200tr, H=200tr.

    ->Tổng di sản của ông A là = 500tr + 125tr + 200tr + 106.25tr

    =931.25tr - 5tr = 926.25tr

    + Căn cứ khoản 1 Điều 633 BLDS thời điểm mở thừa kế của ông A năm 2010.

    o Những người nhân được thừa kế theo di chúc: T, E.

    T= 300tr, E= 200tr.

    -> Di sản còn lại của ông A chưa được định đoạt là = 926.25tr - 300tr - 200tr.

    = 426.25tr.

    + Số di sản còn lại chưa được định đoạt của ông A sẽ chia theo pháp luật.

    o Những người được hưởng theo pháp luật: H, T, C, D, E.

    = 426.25tr : 5 = 85.25tr/ suất.

    - Tài sản của C được hưởng thừa kế theo pháp luật từ ông A sẽ do con ruột của C là M ,N thừa kế thế vị

    ( Căn cứ Điều 677 BLDS ).

    = 85.25tr : 2 = 42.625.

    + Căn cứ Điều 669 BLDS thì bà H được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:

    o Giả sử ông A chết không di chúc : 926.25tr : 5 = 185.25tr/ suất.

    o 1 suất thừa kế bắt buộc tại Điều 669 = 2/3 x 185.25 = 123.5tr.

    -> Vậy B đã nhận được 85.25tr. Bà H còn thiếu 38.25tr

    -Những người thừa kế này nhận di sản từ ông A sẽ phải thực hiện nghĩa vụ theo tỉ lệ

    tương ứng mà họ nhận để cho bà H nhận đủ suất thừa kế bắt buộc tại Điều 669 BLDS.

    ( Em lấy theo tỉ lệ của những người thừa kế theo di chúc )

    + T, E đang nhận di sản của ông A = 670.5tr.

    o T = ( 385.25 x 38.25 ) / 670.5 = 21.98tr.

    o E = ( 285.25 x 38.25 ) / 670.5 = 16.27tr.

    * ( Còn trường hợp em lấy theo tỉ lệ người được hưởng thừa kế theo di chúc và pháp luật thì như thế này )

    -Những người thừa kế này nhận di sản từ ông A sẽ phải thực hiện nghĩa vụ theo tỉ lệ

    tương ứng mà họ nhận để cho bà H nhận đủ suất thừa kế bắt buộc tại Điều 669 BLDS.

    + T, E, H, (M + N), D đang nhận di sản của ông A = 926.25tr.

    o T = ( 385.25 x 123.5 ) / 926.25 = 51.37tr.

    o E = ( 285.25 x 123.5 ) / 926.25 = 38.03tr.

    o H = C = D = ( 85.25 x 123.5 ) / 926.25= 11.37tr/ người. ( phần lấy tỉ lệ này thì em thấy nó hơi sai thì phải ai có kinh nghiệm cho em xin ý kiến với )

    P/s: Em rất phân vân là di sản thừa kế của C để chia thừa kế theo pháp luật là 425tr hay 300tr. Có Anh/Chị nào kiểm tra lại bài cho em giúp với bài này là Đúng hay Sai và cho em xin ý kiến với ạ. Em cảm ơn nhiều ạ !

    ReplyDelete
  41. 1 suất thừa kế theo pháp luật ở đây là 300/5=60 triệu
    2/3 của 1 suất =2/3*60=40 triệu
    như vậy ta cần cho P hưởng thêm 40-15= 25 triệu

    ReplyDelete
  42. giúp e bài đây với ạ?
    ông A kết hôn với bà B có hai con là C và D. C kết hôn với E và có các con H và K. D kết hôn với F có các con là M và N. 2008, C chết k có di sản để lại. 2009, A chết k để lại di chúc.biết tài sản chug của A và B là 900 tr đồng. 2010, D chết có để lại di chúc với nội dung để lại 1/2 di sản cho M, N.biết rằng tài sản chung của D và F là căn nhà trị giá 500tr đồng. Xác định phần di sản mà những người thừa kế của A, C, D được hưởng

    ReplyDelete
  43. mọi người có thể giúp e phân tích tình huống này được ko ak.
    Anh Phương và chị Linh kết hôn năm 1999,họ có 2 người con là Tuấn sinh năm 2001 và Thảo sinh năm 2006.Do cuộc sống vợ chồng không hòa thuận ,vợ chồng anh đã ly thân.Tuấn và Thảo sống với mẹ còn anh phương sống với cô tình nhân là Chi.
    Ở quê anh Phương còn 1 người cha là ông an và em ruột là Hảo.Nhân dịp Tết dương lịch năm 2011 anh về quê đón cha lên chơi không may bị tai nạn.Vài ngày trước khi chết trong viện anh di chúc miệng trước nhiều người làm chứng là để lại toàn bộ tài sản cho cô Chi
    chị Linh đã kiện tới tòa án yêu cầu giải quyêt việc phân chia di sản thừa kế.Hãy chia thừa kế trong tình huống 5 ngày sau khi anh Phương chết ông An cũng qua đời

    ReplyDelete
  44. lúc ông a chết con P mới chỉ 9 tuổi, vậy sao P ko đc điều 669 bảo vệ nhỉ

    ReplyDelete
  45. lúc ông a chết con P mới chỉ 9 tuổi, vậy sao P ko đc điều 669 bảo vệ nhỉ

    ReplyDelete
  46. Hỗ trợ giúp em về vấn đề chia thừa kế với ạ !
    Ông A có vợ là bà B và có các con là C,D và E. Anh C có vợ là K và có các con là M,N.

    Năm 2002 A viết di chúc để lại nhà cho bà B. biết rằng khối tài sản chung của ông A và bà B là ngôi nhà 900tr đồng và 1 sổ tiết kiệm trị giá 600tr đồng.

    Năm 2009 C bị tai nạn lao động chết

    Năm 2010 ông A chết

    Hãy chia thừa kế cho tình huống trên

    ReplyDelete
  47. Ông a ket hon voi qa b. Sinh duoc 5 dua con. Anh con ca da chet.de lai 1 trai 1 gai da thanh nien. Gia tai cua ong ba gom 2 ngoi nha. 1 ngoi nha tri gia 100tr 1 ngoi tri gia 200tr. Truoc khi chet. Ong a lap di chuc cho ba b mot ngoi nha tri gia 200tr. Biet dua con trai ut cua ong ba da co mot con trai thanh nien. Sau do anh con ut bi tai nan va tam than. Hay chia tai san

    ReplyDelete
  48. Ông Hà kết hôn với bà Liễu có 2 người con gái là Hương (1990), Hoa (1992). Vì mong muốn có con trai và được bà Liễu đồng ý nên Ông Hà đã qua lại với chị Thủy sinh đôi được 2 người con trai Tiến và Công (1996). Trong một lần khám bệnh Ông Hà phát hiện mình bị ung thư cho nên sau đó Ông đã lập di chúc cho Liễu và Tiến hưởng toàn bộ tài sản. Năm 2012, Ông Hà chết, Vì quá đau buồn nên một Năm sau bà Liễu cũng qua đời. Biết tài sản hợp nhất của Ông Hà và bà Liễu là căn nhà trị giá 500 triệu, Ông Hà được hưởng thừa kế mảnh đất trị giá 200 triệu. Mọi người giải giúp em bài này với ạ. Thanks

    ReplyDelete
  49. Ông Hà kết hôn với bà Liễu có 2 người con gái là Hương (1990), Hoa (1992). Vì mong muốn có con trai và được bà Liễu đồng ý nên Ông Hà đã qua lại với chị Thủy sinh đôi được 2 người con trai Tiến và Công (1996). Trong một lần khám bệnh Ông Hà phát hiện mình bị ung thư cho nên sau đó Ông đã lập di chúc cho Liễu và Tiến hưởng toàn bộ tài sản. Năm 2012, Ông Hà chết, Vì quá đau buồn nên một Năm sau bà Liễu cũng qua đời. Biết tài sản hợp nhất của Ông Hà và bà Liễu là căn nhà trị giá 500 triệu, Ông Hà được hưởng thừa kế mảnh đất trị giá 200 triệu. Mọi người giải giúp em bài này với ạ. Thanks

    ReplyDelete
  50. A để lại di sản 10 tỷ VNĐ. Được biết A có vợ, 2 con và bố mẹ đẻ còn sống. Ngoài ra A còn có nhân tình H. Trước khi mất vào ngày 12/01/2016, A có để lại di chúc chia tài sản. Hãy chia tài sản theo 2 tình huống:
    1. Chia cho vợ con, bố mẹ và cả nhân tình.
    2. Để lại hết cho nhân tình H thì gia đình ông A có được kiện và được chia tài sản như thế nào

    ReplyDelete
  51. chào luật sư, mình có vấn đề muốn hỏi, mong luật sư trả lời giúp:

    Ông A và bà B là vợ chồng có 3 người con, C (20 tuổi), D (17 tuổi), E (15 tuổi). B có tài sản 180 triệu, A&B có tài sản chung là 600 triệu. B chết và trước khi chết đã lập di chúc. Để lại cho M (em gái) 100 triệu, hội từ thiện 200 triệu, hãy chia thừa kế của B.
    cảm ơn!

    ReplyDelete
  52. Đề số 12. Hãy xây dựng một tình huống về chia di sản thừa kế của ông A và đưa ra các giả thiết về chia di sản thừa kế của người chết theo các kết quả chia thừa kế dưới đây (Các giả thiết chia thừa kế theo từng kết quả này là độc lập với nhau):
    1. M=N=450 tr.
    M=N=H=D=900:4=225 tr
    Bà B thuộc Đ 669 nên được: (1,8:6)x2/3=200 tr. Phần này được lầy từ M và N.
    2. Ông A có thêm số di sản là: (400:2):2=100 tr
    Di sản của A: 1,9 tỷ
    B=N=H=C=D=1,9 tỷ:5=380 tr
    3. Bà B thuộc Đ 669 nên được: (1,8:6)x2/3=200 tr.
    M=N=C=D=1,6:4=400 tr.
    C trả nợ 150 tr còn lại 250 tr
    4. C và D được 1,2 tỷ
    M=N=B=H=C (E,F)=D=1,2:6=200 tr.
    M,N,B thuộc Đ 669 nên được (1,8tỷ:6)x2/3=200 tr. Phần của mọi người đã hưởng đủ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. giúp em với ạ em chân thành cảm ơn

      Delete
  53. Đề số 12. Hãy xây dựng một tình huống về chia di sản thừa kế của ông A và đưa ra các giả thiết về chia di sản thừa kế của người chết theo các kết quả chia thừa kế dưới đây (Các giả thiết chia thừa kế theo từng kết quả này là độc lập với nhau):
    1. M=N=450 tr.
    M=N=H=D=900:4=225 tr
    Bà B thuộc Đ 669 nên được: (1,8:6)x2/3=200 tr. Phần này được lầy từ M và N.
    2. Ông A có thêm số di sản là: (400:2):2=100 tr
    Di sản của A: 1,9 tỷ
    B=N=H=C=D=1,9 tỷ:5=380 tr
    3. Bà B thuộc Đ 669 nên được: (1,8:6)x2/3=200 tr.
    M=N=C=D=1,6:4=400 tr.
    C trả nợ 150 tr còn lại 250 tr
    4. C và D được 1,2 tỷ
    M=N=B=H=C (E,F)=D=1,2:6=200 tr.
    M,N,B thuộc Đ 669 nên được (1,8tỷ:6)x2/3=200 tr. Phần của mọi người đã hưởng đủ.

    ReplyDelete
  54. cho mình hỏi bài này nha
    ông A kết hôn với bà B năm 1990, có 1 con chung C. sau khi li hôn, ông B kết hôn bà D năm 2005 và có 2 con chung là E và F. năm 2014 ông A lập di chúc cho C thừa hưởng. năm 2015 ông A và C bị tai nạn và chết cùng thời điểm. di sản thừa kế là phần tài sản của ông A trong căn nhà mua năm 1995. chia di sản?

    ReplyDelete
  55. Mọi ngừoi giúp mình trả lời câu này với :
    Ông A kết hôn hợp pháp với bà B sinh được 2 người con là C,D (đã thành niên, có công việc ổn định). Sau đó được sự đồng ý của bà B,ông A lấy bà H sinh được 1 người con là k( chua thành niên)
    - Tài sản chung của ông A và bà B là 700 triệu đồng.
    -Tài sản của ông A và bà H là 900 triệu.
    Năm 2005 Ông A chết ,hãy chia thừa kế của ông A trong các trường hợp sau:
    a) Ông A chết không để lại di chúc.
    b) Ông A chết để lại toàn bộ di sản cho bà B.

    ReplyDelete
  56. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  57. A và B là vợ chồng hợp pháp có tài sản riêng là 4tỷ400triệu. 2 người có 3 con chung C(30t) D(20t bị bại liệt từ nhỏ) E(14t)
    Năm 2014 E được tặng căn nhà riêng trị giá 2tỷ
    Trước đó năm 2008 A sống chung như vợ chồng với M (F: 6t) C con trai lớn của A có 2 con X,Y
    Ngày mùng 1/9/2016 A,C,X chết cùng thời Điểm. Tính di sản để lại sau khi chết. Ai đc hưởng tài sản. Tính tài sản ng đc hưởng (Ai giúp giải dùm e gấp lắm) cảm ơn

    ReplyDelete
  58. giúp mình với:
    Vợ chồng ông bà A có 3 người con B, C, D.
    B sinh năm 1989, C đã có chồng và D đang học cấp 2.
    Ngày 15/4/2015 thì ông A chết .Những người thân khác của ông A gồm bố nuôi, mẹ đẻ, anh ruột, cô ruột, cháu ruột và bố ngoại. Tài sản của vợ chồng ông bà A là căn nhà 4 tỷ và 600 triệu. Khi còn sống ông A mượn bạn 200 triệu để sửa nhà. Khi bị bênh đã hết 150 triệu tiền thuốc, 50 triệu mai táng. Hỏi nếu có tranh chấp về thừa kế thì văn bản nào là VB áp dụng để xử lý? Tính số tiền thừa kế mỗi người được hưởng? Nếu ông A viết di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình cho bố nuôi thì ngoài bố nuôi còn ai được hưởng thừa kế ông A không va hưởng bao nhiêu?

    ReplyDelete
  59. Mong mọi người giúp e về bài này ạ : ông A và bà B kết hôn năm 1980 và có 3 người con H(30t) M(28t) và K(24t).năm 1990 ông A và bà B li thân sau đó ông A chung sống với bà T sinh được 2 con N(18t) và P(16t).năm 2009 trước khi chết H để lại di chúc chia toàn bộ tài sản của mình cho ông A và bà B. Năm 2010 ông A chết. Hãy chia thừa kế biết: H có vợ là D và hai con G và I (đều dưới 18t) vợ chồng H có tài sản 6 tỉ ông A và bà B có chung ngôi nhà 8.2 tỉ

    ReplyDelete
  60. ai giúp mình với..
    Ông Tuấn và bà Lan kết hôn với nhau năm 1980 và tạo lập được khối tài sản chung gồm có 02 căn nhà trị giá 1.600.000 triệu đồng và một số tài sản khác trị giá 400 triệu đồng. Ông bà có ba người con bao gồm: Chị Phương sinh năm 1981 đã kết hôn với anh Bình và có hai người con là Đại và Nam nhưng chị Phương đã mất trong một tai nạn năm 2005; chị Huyền sinh năm 1985 hiện đang đi làm; anh Đạt sinh năm 1995 hiện đang là học sinh. Trong thời gian chung sống với bà Lan, ông Tuấn đã có con với bà Huệ là Ly sinh năm 2000. Tháng 01 năm 2011 ông Tuấn đã qua đời. Hãy chia di sản của ông Tuấn trong các trường hợp sau:
    a) 1:Ông Tuấn không để lại di chúc.
    b) 2:Ông Tuấn để lại di chúc cho bà Huệ và Ly và Huyền hưởng toàn bộ di sản.

    ReplyDelete
  61. Tính kiểu đấy sai rồi nhé. Tài sản của ông A vẫn là 400 triệu. Ông A di chúc lại cho B, C, D, E. Trong trường hợp này, P có quyền kiện đòi quyền lợi cho bản thân mình, và P sẽ nhận 2/3 suất thừa kế (theo điều 669 BLDS 2005, và người thừa kế k theo di chúc được ưu tiên chia trước). Như vậy, 1 suất thừa kế (áp dụng như chia thừa kế theo pháp luật cho số người có liên quan, là B, C, D, E và P) sẽ là 400/5=80tr. vậy P nhận là 80x2/3=160/3tr(khoảng 53,3tr). như vậy số di sản còn lại là 346,7 triệu, áp dụng chia theo di chúc.
    theo di chúc thì ông A để lại di sản cho bà B, C, D, E. Theo lý thuyết mỗi ng nhận 86,675 triệu. Vì anh C chết cùng ông A nên phần của anh C bị vô hiệu và được chia theo pháp luật. Vây, theo di chúc, bà B, D và E mỗi ng nhận 86,675tr. số di sản còn lại (86,675tr) sẽ được đem chia theo pháp luật. Lúc này hai con của anh C mới được thừa kế thế vị.
    86,675tr sẽ được chia cho bà B, D, E và hai cháu X, y. tuy nhiên X và y thế vị tài sản từ anh C nên tổng tài sản X và Y nhận được chỉ là 1 suất thừa kế bằng với B, D, E. như vậy B=D=E=(X+Y)=21,66875tr. TỔNG KẾT LẠI:
    Bà B anh D và E mỗi người nhận được 108,34875tr
    P nhận được 53,3tr
    X=Y=10,834375tr.
    Số lẻ bởi em muốn để số chính xác nhất, vì thế mọi người đừng thắc mắc nha

    ReplyDelete
  62. Hướng dẫn chia thừa kế
    https://luattoanquoc.com/tu-van-phap-luat-dat-dai/

    ReplyDelete
  63. Mọi người giúp mình với ạ. ÔngA và bà B là vợ chồng có ba ng con C D E ( đều thành niên và đủ khả năng lao động ). Biết A có tài sản là 100tr: Hãy chia di sản của A trong các trường hợp sau:
    a) A chết , di chúc cho C=D=40 tr nhưng C chết trước A .con của C là K và H.
    b) A chết, không để lại di chúc, E từ chối quyền hưởng di sản

    ReplyDelete
  64. mọi người giúp em bài này:
    Ông A kết hôn với bà B sinh được 2 người con là M, N
    M kết hôn với E sinh ra H và X
    Năm 1995, M chết. Đến năm 2005, A cũng bị bệnh mà qua đời, khi đó N vẫn chưa thành niên. Trước khi chết, A có để lại di chúc cho H và X một nửa số tài sản của mình. Tiền phúng viếng A được 20 triệu đồng.
    Hãy xác định hàng thừa kế và chia di sản thừa kế. Biết rằng tài sản của A và B là 440 triệu đồng. Tài sản của E và M là 300 triệu đồng.

    ReplyDelete
  65. http://khainhandisanthuake.vn/khai-nhan-thua-ke/

    ReplyDelete
  66. Mọi người giúp em bài này với ạ:
    Ông X có hai người con trai là A và B, có em trai ruột là Y. Cha, mẹ, vợ của ông X đều đã chết từ lâu.
    A có vợ là M, sinh được một người con là N. B có vợ là P, sinh được hai người con là K và H.
    A chết tháng 3-2017. B chết tháng 4-2017. Cả hai đều không để lại tài sản.
    Tháng 8-2018 ông X chết, có để lại tài sản là 03 tỷ đồng.
    Hãy chia thừa kế đối với phần ông X để lại.

    ReplyDelete
  67. Vợ chông cụ M và cụ D sinh được 5 người con là các ông bà : L,K,C,Q,S. Sinh thời hai cụ tao lập được 1 ngôi nhà cấp 4 trên diện tích 500m2 đất, một ngôi nhà 5 gian trên diện tích 600m2 đất và một ngôi nhà mái bằng 300m2 đất. Cụ D chết năm 2010 để lại di trúc.
    Năm 2011, cụ M quyết định bán một phần nhà đất để giải quyết khó khăn cho ông Q, ngày 13 tháng 5 năm 2011, ông S ký hợp đồng bán cho ông P ngôi nhà cấp 4 trên diện tích 237m2 do cụ M và ông Q đang sử dụng. Hợp đồng có chữ ký làm chứng của cụ M, ông Q và bà CH( vợ của ông S) và được UBND xã xác nhận cùng ngày.
    Các bên mua bán đã thực hiện quyền và nghĩa vụ. Bên mua đã trả đử tiền, bên bán đã giao nhà đất và nhận tiền. Tháng 4 năm 2012 ông P kê khai đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất.
    Năm 2013 các bên xảy ra tranh chấp. Vì không giải hòa được lên ông P đã khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu, với lý do ngôi nhà đã bán là một phần di sản thừa kế do cụ D để lại chưa chia lên việc mua bán phải được sự đồng ý từ tất cả các đồng thừa kế. Trong khi theo bà L ông K vá ông C tại thời điểm cụ M ông S,Q bán nhà đất, các ông bà này có biết nhưng vì lí do tình cảm nên các ông bà này không có ý kiến gì.
    Có ý kiến cho rằng hợp đồng bị vô hiệu, có ý kiến cho rằng hợp đồng trên có hiệu lực, có ý kiến khác lại cho rằng hợp đồng này bị vô hiệu một phần.
    Bạn hãy nhận xét về các ý kiến trên và cho biết cần làm rõ những vấn đề gì để giải quyết tranh chấp trên?

    ReplyDelete
  68. moi ng giúp mink vs ak

    ReplyDelete
  69. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  70. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  71. Các trường hợp phân chia di sản thừa kế các bạn nên đến văn phòng công chứng để thực hiện ở đây văn phòng công chứng họ có tư cách pháp nhân có lý lịch tư pháp rõ ràng, họ sẽ phân chia di sản cho bạn hợp lý đúng luật pháp, và bạn không cần phải làm gì hết ngoài cung cấp các hồ sơ mà bên văn phòng công chứng họ yêu cầu.

    ReplyDelete

Cảm Quý độc giả đã gởi nhận xét, bài viết và câu hỏi pháp luật. Chúc quý độc giả tìm được thông tin hữu ích khi tham gia và chung sức phát triển pháp luật Việt Nam cho mọi người.

Pháp luật cho mọi người sẽ phản hồi nhận xét của Quý độc giả trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng!