This is an example of a HTML caption with a link.

Monday, October 21, 2013

Luật sư được quyền làm chứng

Liên quan đến bài “Luật sư có được chứng thực,làm chứng?” đăng trên Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 21 tháng 10 năm 2013. Tôi xin đưa ra quan điểm của cá nhân mình để chia sẻ cùng quý vị đọc giả:

Theo tôi Luật sư không nên và không đươc phép chứng thực chữ ký của khách hàng và những người khách hàng yêu cầu vì việc làm này thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã và Phòng tư pháp cấp huyện ( đã được quy định tại NĐ 79/2007/NĐ-CP, Thông tư 03/2008/TT-BTP và NĐ 04/2012/NĐ-CP), đồng thời Luật Luật sư không cho phép Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý này.


Nhưng Luật sư nên làm chứng và được phép làm chứng.
Hiện nay những quy định về “người làm chứng” được quy định rãi rác khắp các văn bản, trong đó cơ bản là được quy định tại Bộ luật Dân sự; Bộ luật Tố tụng Dân sự; Bộ luật Hình sự ; Bộ luật Tố tụng Hình sự … về cơ bản thì người làm chứng cần điều kiện là người có đủ năng lực chủ thể ( đủ 18 tuổi, không bị mất năng lực hành vi dân sự) và không liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của giao dịch dân sự cần làm chứng. Vì vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì Luật sư hoàn toàn được quyền làm chứng nếu những giao dịch đó không liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của mình.


Thực tế có nhiều khách hàng mong muốn Luật sư làm chứng di chúc hoặc thực hiện một số giao dịch khác vì họ rất ngại phải đến các cơ quan hành chính với những thủ tục hành chính tương đối phức tạp và mất nhiều thời gian, nhưng giá trị pháp lý của văn bản chưa hẳn được đảm bảo vì thực tế có nhiều di chúc, giao dịch mặc dù đã được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền nhưng khi có tranh chấp thì vẫn bị tuyên vô hiệu. Và khi bị tuyên vô hiệu thì khách hàng hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan lại rất khó để yêu cầu các cơ quan đã công chứng, chứng thực bồi thường những thiệt hại do mình đã làm sai gây nên.


Trong khi đó nếu để Luật sư làm chứng thì trách nhiệm ràng buộc của Luật sư sẽ kéo dài đến khi những giao dịch đó được thực hiện xong, trong trường hợp có tranh chấp xảy ra và làm ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng thì Luật sư phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu họ đã làm chứng sai, tư vấn sai theo Hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết.
Vì vậy theo tôi việc Luật sư làm chứng trong các giao dịch dân sự là cần thiết và cần được nhân rộng.
QUYETQUYEN

Bài viết liên quan

  • Hợp đồng dân sự vô hiệu Hợp đồng dân sự vô hiệu Kỹ năng tư vấn hợp đồng là một trong những kỹ năng quan trọng của Luật sư trong quá trình hành nghề, theo tác giả thì khi tư vấn về đàm phán, ký kết hợp… Read More
  • Website luật hữu ích cho mọi người Internet Việt Nam được hình thành và phát triển từ năm 1997, từ đó đến nay, Việt Nam luôn được thế giới đánh giá là một trong những quốc gia có số người sử dụng internet tăng nh… Read More
  • Trụ trì mượn tiền ai trả Đây là một tình huống pháp lý có thật được đăng tại page face Nghề Công Chứng. Hiện vấn đề đang có nhiều ý kiến trái chiều nhau về vấn đề này, thông qua bài viết này tác giả muốn … Read More
  • Xử ly hôn vắng mặt cả vợ lẫn chồng được không? (Pháp luật)- Từ nước ngoài, người chồng gửi đơn xin ly hôn, xin tòa giải quyết vắng mặt, người vợ thì không chịu đến dù tòa triệu tập nhiều lần. Tòa phải đình chỉ giải quyết vụ … Read More
  • Bài tập chia thừa kếChia di sản thừa kế, đây là một phần bài tập mà hầu hết các bài thi hết học phần môn dân sự đều có ở tất cả cơ sở đào tạo luật, tùy vào cách phân chia của tổ bộ môn mà phần này có … Read More

0 Nhận xét:

Post a Comment

Cảm Quý độc giả đã gởi nhận xét, bài viết và câu hỏi pháp luật. Chúc quý độc giả tìm được thông tin hữu ích khi tham gia và chung sức phát triển pháp luật Việt Nam cho mọi người.

Pháp luật cho mọi người sẽ phản hồi nhận xét của Quý độc giả trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng!