Pháp luật cho mọi người |
Trong
bài viết HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU (PHẦN I) tác giả đã phân tích những trường hợp
hợp đồng dân sự bị vô hiệu nói chung. Để quý vị đọc giả có thể nắm rõ hơn về
quy định này, tác giả sẽ đi sâu phân tích trường hợp hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất bị vô hiệu.
Trong
số những tranh chấp về hợp đồng dân sự mà Tòa án giải quyết thì “tranh chấp hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” là loại tranh chấp phổ biến nhất hiện
nay. Tuy nhiên khi có tranh chấp phát sinh những hợp đồng chuyển nhượng thường
bị tuyên vô hiệu do mắc một số lỗi cơ bản như sau: Hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất không được chứng thực hoặc công chứng tại cơ quan có thẩm quyền
(thường được gọi là hợp đồng bằng “giấy tay”); thiếu sự định đoạt của đồng sở hữu;
hợp đồng giả tạo; diện tích đất chuyển nhượng chưa được cấp giấy chứng nhận;
thiếu các điều kiện nhận chuyển nhượng…Bài viết này tác giả sẽ đi sâu phân
tích trường hợp vô hiệu phổ biến nhất hiện
nay.
Bài viết liên quan:
>>> Hợp đồng dân sự vô hiệu phần 1
Bài viết liên quan:
>>> Hợp đồng dân sự vô hiệu phần 1
Hợp đồng vô hiệu do vi phạm hình thức –
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng “giấy tay”
Theo
quy định tại Khoản 2 Điều 689 Bộ luật Dân sự 2005 thì : “2. Hợp đồng chuyển
quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo
quy định của pháp luật.”Theo quy định tại
Khoản 2 Điều 122 Bộ luật Dân sự quy định về Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
thì : “Hình thức giao dịch dân sự là điều
kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.” Điều
127 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Giao dịch
dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật
này thì vô hiệu”.
Như vậy việc các bên tham gia ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất bằng “giấy tay” là không tuân thủ quy định về mặt hình thức và hợp
đồng sẽ đứng trước “nguy cơ” bị tuyên vô hiệu khi có tranh chấp phát sinh. Theo
quy định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự 2005 thì: “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều
kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của
một hoặc các bên, Toà án, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền khác quyết định
buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn;
quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.” Điều đó có nghĩa
là một hợp đồng do vi phạm về mặt hình thức thì khi bị tranh chấp sẽ không bị
Tòa án tuyên vô hiệu ngay mà Tòa phải ra Quyết định buộc các bên đến cơ quan có
thẩm quyền thực hiện các thủ tục để hoàn thiện về hình thức của hợp đồng, thời
hạn mà Tòa án yêu cầu là 01 tháng theo quy định tại đoạn 2 điểm b, tiểu mục 2,
mục 2, phần I Nghị quyết 03/2003/NQ-HĐTP.
Quá thời hạn trên mà các bên không thực hiện thì Tòa án sẽ tuyên hợp đồng vô hiệu vì vi phạm quy định về mặt hình thức. Tuy nhiên, một vấn đề mà thực
tiễn đang xảy ra là khi có tranh chấp, Tòa án đã ra quyết định buộc các đương sự
hoàn thiện về mặt hình thức của hợp đồng nhưng việc này hầu như là không thể thực
hiện được vì nếu có một bên đã muốn được Tòa tuyên vô hiệu thì sẽ không hợp tác
trong việc hoàn thiện hợp đồng. Như vậy việc Tòa ban hành quyết định để buộc
các bên hoàn thiện hợp đồng là thừa ?
Theo tác giả thì việc này không thừa mà đó là việc làm cần thiết để
xác định lỗi của các bên làm cho hợp đồng bị vô hiệu. Thông thường khi có quyết
định của Tòa thì bên yêu cầu tuyên vô hiệu sẽ không hợp tác với bên còn lại để
hoàn thiện hợp đồng, mặc dù bên kia có yêu cầu. Vì vậy khi xác định lỗi dẫn đến
việc hợp đồng vô hiệu thì Tòa án cần lấy đó làm cơ sở để kết luận lỗi dẫn đến
việc làm hợp đồng vô hiệu để giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu.
Theo quan điểm của tác giả thì bên không thực hiện việc hoàn thiện
hợp đồng là bên có lỗi dẫn đến việc hợp đồng bị vô hiệu, bởi lẽ ngay từ đầu hai
bên đều tự nguyện và có ý chí ký kết hợp đồng nhưng vì những lý do khác nhau
nên chưa hoàn thiện về mặt hình thức, khi tranh chấp xảy ra, Tòa án đã cho các
bên 30 ngày để hoàn thiện hình thức hợp đồng nhưng một bên lại không có thiện
chí thực hiện, như vậy bên không thực hiện phải bồi thường cho bên còn lại những
thiệt hại phát sinh do việc hợp đồng bị vô hiệu.
Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị vô hiệu thì hậu quả
như thế nào?
Khoản 2, Điều 137 Bộ luật Dân sự quy định: “2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng
ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện
vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi
tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại
phải bồi thường”. Như vậy nếu hợp đồng bị tuyên vô hiệu thì bên chuyển nhượng
trả lại tiền cho bên nhận chuyển nhượng và ngược lại bên nhận chuyển nhượng sẽ
trả lại đất cho bên chuyển nhượng đồng thời, theo như nguyên văn điều luật thì
các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, điều đó đồng nghĩa với việc nếu
bên nhận chuyển nhượng đã sử dụng đất như trồng cây, xây nhà ở, xây dựng các
công trình kiên cố … thì phải chuyển đi?
Trên thực tiễn thì các Tòa án khi giải quyết vấn đề này thường không yêu cầu bên nhận chuyển nhượng phải di chuyển những tài sản gắn liền với đất vì việc này gây thiệt hại đến quyền lợi của bên nhận chuyển nhượng và lãng phí tài sản của công dân nên Tòa để cho các bên tự thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì sẽ tuyên buộc bên chuyển nhượng phải trả cho bên nhận chuyển nhượng giá trị tài sản đã được hình thành sau khi nhận chuyển nhượng. Theo tác giả việc Tòa giải quyết như vậy là hoàn toàn phù hợp vì bên chuyển nhượng đã có ý chỉ chuyển nhượng và đã giao cho bên nhận chuyển nhượng phần đất chuyển nhượng, đồng thời khi bên nhận chuyển nhượng trồng cây, xây dựng thì bên chuyển nhượng đã không có hành vi phản đối phải thanh toán những giá trị mà bên nhận chuyển nhượng đã tạo ra.
Trên thực tiễn thì các Tòa án khi giải quyết vấn đề này thường không yêu cầu bên nhận chuyển nhượng phải di chuyển những tài sản gắn liền với đất vì việc này gây thiệt hại đến quyền lợi của bên nhận chuyển nhượng và lãng phí tài sản của công dân nên Tòa để cho các bên tự thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì sẽ tuyên buộc bên chuyển nhượng phải trả cho bên nhận chuyển nhượng giá trị tài sản đã được hình thành sau khi nhận chuyển nhượng. Theo tác giả việc Tòa giải quyết như vậy là hoàn toàn phù hợp vì bên chuyển nhượng đã có ý chỉ chuyển nhượng và đã giao cho bên nhận chuyển nhượng phần đất chuyển nhượng, đồng thời khi bên nhận chuyển nhượng trồng cây, xây dựng thì bên chuyển nhượng đã không có hành vi phản đối phải thanh toán những giá trị mà bên nhận chuyển nhượng đã tạo ra.
Bên cạnh đó, thông thường thì giá trị quyền sử dụng đất sẽ tăng
theo thời gian nên giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm tranh chấp thường
cao hơn giá tại thời điểm chuyển nhượng, phần chênh lệch này cũng được xem là
phần thiệt hại do hợp đồng vô hiệu gây ra theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.3.c mục
2, phần II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP “c.3.
Xác định thiệt hại.
- Khi tuyên bố hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì Toà án cần xác định thiệt hại gồm:
…
Trong trường hợp hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có đặt cọc và các bên không có thoả thuận
khác về việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại
quy định tại Điều 379 Bộ luật dân sự để bảo đảm thực hiện hợp đồng thì thiệt hại
còn bao gồm khoản tiền chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất do các bên
thoả thuận với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các
thiệt hại khác, nếu có.” Đây là một cơ sở để bên
nhận chuyển nhượng yêu cầu bên chuyển nhượng bồi thường khi hợp đồng bị vô hiệu
nếu như giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm giải quyết tranh chấp cao hơn
giá trị khi ký kết hợp đồng, nhưng với điều kiện là bên nhận chuyển nhượng phải
chứng minh được lỗi làm hợp đồng vô hiệu là do bên chuyển nhượng.
Ngoài ra, việc tuyên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô
hiệu do vi phạm hình thức vẫn còn vướng về những quy định về “thời hiệu khởi kiện”,
vấn đề này tác giả sẽ đề cập trong một bài viết khác.
Qua bài viết này tác giả muốn gửi một thông điệp đến quý độc giả là: Dù hợp đồng vi phạm về hình thức nhưng không đương nhiên vô hiệu và không hẳn là sẽ bị tuyên vô hiệu, bên cạnh đó cho dù có bị tuyên vô hiệu thì bên bị thiệt hại cũng có những cơ sở để yêu cầu bên còn lại bồi thường chứ không chỉ đơn thuần là chỉ trả lại cho nhau những gì đã nhận.
QUYẾT QUYỀN
baì viết của tác giả đã giúp tôi hiểu được phần nào những tôi xin hỏi ý kiến luật sư là khi tòa tuyên hợp đồng vô hiệu các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận những ví dụ bên mua đất bằng giấy viết tay do bị nhà nước thu hồi đất và đã giải phóng mặt bằng rùi thì trả cho bên bán bằng gì..và tòa sử như thế nào ...cảm ơn luật sư
ReplyDeleteChào bạn!
DeleteDo các bên chỉ "mua bán bằng giấy tay" nên giấy chứng nhận QSDĐ (sổ đỏ) vẫn còn đứng tên của người bán, điều đó có nghĩa khi thu hồi, thì người mua lại là người được nhận tiền bồi thường. Nếu hợp đồng bị Toà án tuyên vô hiệu thì các bên phải trả lại cho nhau những gì đã nhận, người bán phải trả lại tiền cho người mua.
Người mua không có quyền tranh chấp với người bán về tiền bồi thường do đất bị thu hồi. Người mua không có nghĩa vụ trả lại đất cho người bán vì đất đó đã bị thu hồi.
Trân trọng!
Cam on tac gia ve bai viet. Toi muon hoi them la. toi mua manh dat tri gia 100 trieu, da dua truoc 80 trieu, con no 20 trieu (tuong ung voi 4 m dat). Hop dong da duoc UBND xa chung thuc, nhung da 8 nam troi qua roi ma ben ban van chua lam so do cho toi.Theo hop dong sau mot thang ben ban phai hoan thanh giay to chuyen nhuong quyen su dung dat cho toi thi toi moi tra tiep so tien con lai. Hien nay manh dat cua toi dang bi tranh chap do ben ban tiep tuc ban cho mot nguoi khac co ki ket bang giay to tay. Khi toi khoi kien doi ben ban thuc hien theo dung hop dong nhung ben ban khong chiu. Ho bao toi phai tra lai 4m dat do cho ho hoac la toi phai tra them tien theo gia tri dat thi truong hien nay. Vay toi muon hoi la yeu cau cua nguoi ban nhu vay co phu hop voi quy dinh cua phap luat hay khong? Neu co phu hop thi cho toi biet quy dinh do thuoc van ban nao? Xin cam on!
ReplyDeletebên bán đất cho bạn đã vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng lại còn đòi hỏi như thế là vô lý, không phù hợp. Bạn có quyền khởi kiện yêu cầu bên bán tiếp tục thực hiện hợp đồng, đồng thời yêu cầu hủy việc mua bán giữa bên bán cho bạn và người mua sau bạn
DeleteXin cam on ! Toi muon tac gia tu van giup la: Vua roi toa an moi cac ben lien quan den hoa giai nhung khong thanh ly do la: Toi doi ben ban thuc hien theo dung hop dong ki ket do UBND xa chung thuc. Ben ban doi lay lai 4m dat hoac toi phai mua 4 m do theo gia tri dat thi truong hien nay. Nguoi mua sau cung doi lay dat vi ho bao ho cung mua va da trong tien day du la 140 trieu. Sau mot luc vi tham phan goi rieng toi ra va bao voi toi la tra lai 4m dat cho ng ban, neu khong thi toi phai tra tien theo gia tri dat thi truong hien nay vi da qua 8 nam roi gia dat se phai len. Nghe vay toi dong y tra lai 4 m dat cho nguoi ban, duoc the nguoi ban lai tiep tuc doi lay lai dat tho cu cua toi trong hop dong da duoc UBND xa chung thuc. Toi khong dong y tra lai dat tho cu nen viec hoa giai khong thanh. Sap toi toa an se moi cac ben len giai quyet. Vay toi nen lam nhu the nao? Nguoi mua sau cung doi lay dat thi lam sao? Toi thay van de tranh chap dat dai phuc tap qua. Mong tac gia som tu van giup toi! Toi xin chan thanh cam on!
DeleteChào bạn!
DeleteTrường hợp này Hợp đồng chuyển nhượng đã được xác lập, có chứng thực ở UBND xã nên về mặt hình thức là phù hợp với quy định của pháp luật.
Trường hợp này bạn nên giữ nguyên yêu cầu khởi kiện là buộc bên bán phải thực hiện hợp đồng giao đất và hợp tác để hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Bạn không có nghĩa vụ phải trả lại 4m đất hay là phải trả tiền chênh lệch.
Để được tư vấn chính xác bạn có thể gửi hồ sơ qua địa chỉ email của tôi, tôi sẽ nghiên cứu và tư vấn thêm cho bạn.
Trân trọng!
Rat cam on tac gia da tu van giup toi! Thuc su toi luon thay be tac boi su viec xay ra keo dai hon 8 nam qua, sau khi su viec duoc phat hien, toi da gui don nho chinh quyen cac cap can thiep den nay da hon 3 nam roi, ton rat nhieu thoi gian ma chua chua dat ket qua gi. Phia gia dinh ban dat qua ngoan co, ke ca luc toi san sang nhuong bo cho xong viec mien la ho hoan thanh so do giao cho toi nhung ho chi hua hen ma khong bao gio lam, the nen vu an cu keo dai mai ma chua co hoi ket... Toi thiet nghi neu chinh quyen cac cap xu ly nghiem tuc hon doi voi cac truong hop vi pham hop dong nhu vay thi ban than toi noi rieng va nhan dan noi chung moi tin tuong vao tinh thuc thi cua phap luat duoc. Mot lan nua xin cam on su tu van cua tac gia da giup toi go dan kho khan, vuong mac!
DeleteNếu trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất mà bên thế chấp không chịu hoàn thành thủ tục thì tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu hay
ReplyDeletetuyên hợp đồng hợp pháp do lỗi là của bên thế chấp không hoàn thành thủ tục. Xin chân thành cảm ơn!
xin hỏi Luật sư: Tôi vì giúp bạn nên đã làm giấy viết tay chỉ có 2 vợ chồng Tôi và 2 vợ chồng bạn kí vào hợp đồng đó. không có chứng thực của cơ quan nhà nước nào. đất của Tôi là đất dự án, chưa được cấp QSDĐ (bìa đỏ). hiện tại bạn Tôi chưa thanh toán cho Tôi 1 ngàn đồng nào, theo điều khoản thanh toán của hợp đồng đã quá hạn 2 năm. Tôi không thể giúp bạn nữa và không muốn bán nữa. như vậy theo Luật sư cho Tôi được biết dựa vào những điều, khoản nào để Tôi ra Tòa chấp nhận hợp đồng Vô Hiệu và bạn phải trả lại nhà, đất cho Tôi. xin cảm ơn Luật sư
ReplyDeleteChào bạn!
DeleteTrước hết, do hợp đồng chuyển nhượng bằng giấy tay nên nếu có tranh chấp ra Tòa thì hợp đồng sẽ bị tuyên vô hiệu. Đồng thời do bên nhận chuyển nhượng chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán nên bạn có quyền hủy hợp đồng.
Về chi tiết thì tôi cần phải xem nội dung bản hợp đồng mới có thể tư vấn cụ thể hơn được.
Trân trọng!
Xin cảm ơn Luật Sư. Xin luật sư cho biết những điều khoản của Bộ Luật để có chứng cứ Hợp đồng vô hiệu và hủy hợp đồng được không ạ. Xin Luật sư tư vấn
DeleteXin hoi luat su Quyet Quyen giup toi mot viec gap nhu sau. Ten toi la nac danh. Noi dung toi muon hoi lien quan đến việc tranh chấp đất đai kéo dài mấy năm trời mà tòa chưa giải quyết dứt khoát được gì cả. Nội dung cụ thể tôi đã nói mấy lần trước và luật sư cũng đã tư vấn giúp tôi như ở trên tôi rất cảm ơn.Ngày 18/6 này tòa lại gọi lên làm việc với nội dung trong giấy mời là lên định giá về tài sản. Tôi không hiểu sao lại phải định giá tài sản? Có phải tòa mang mảnh đất đang tranh chấp này ra đấu giá phải không? vì mảnh đất này người bán lại bán cho hai chủ, tôi mua trước và hợp đồng đã được UBND xã chứng thực nhưng chưa ra sổ đỏ, Sau đó một người khác cũng mua mảnh đất này nhưng chỉ là giấy tờ tay, nay người mua sau cũng gửi đơn về tòa kiện người bán để đòi lấy đất. Bản thân tôi trong đơn tôi chỉ có nguyện vọng là người bán phải giao lại đất và làm sổ đỏ cho tôi như trong hợp đồng đã được UBND xã xác nhận. Vậy định hướng sắp tới tôi nên làm như thế nào hả luật sư? Tôi cảm thấy rất buồn! Mong luật sư giúp đỡ!
DeleteChào nặc danh (19:58 ngày 16 tháng 6 năm 2014).
DeleteTrước hết, tôi xin lỗi bạn nặc danh vì tôi đã chậm hồi đáp vướng mắc của bạn, có lẽ đến ngày bạn nhận được hồi đáp của tôi thì Tòa án đã định giá tài sản tranh chấp. Tuy nhiên để cho bạn an tâm thì tôi tư vấn như sau:
- Do đây là tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên khi tiến hành giải quyết nếu hai bên không thống nhất về giá thì Tòa án phải tiến hành định giá ( theo yêu cầu của một trong các bên đương sự), Tòa định giá nhằm mục đích xác định giá trị QSDĐ để có căn cứ giải quyết vụ án ( tính tiền án phí, thiệt hại ...) chứ không phải là để bán đấu giá như bạn nghĩ. Nếu thực sự bạn có những vướng mắc cần giúp đỡ thì bạn có thể liên hệ với tôi, tôi sẽ tư vấn cho bạn có hướng giải quyết phù hợp.
Trân trọng!
Nặc danh xin cảm ơn luật sư! Điều tôi muốn nói với luật sư là trong số các đương sự tranh chấp trong vụ án không ai có nhu cầu định giá cả nhưng hôm tòa gọi lên bắt tất cả các đương sự phải chọn một công ty trong số các công ty thẩm định giá mà tòa giới thiệu.Sau đó người bán đất và người mua đất sau tôi cũng buộc phải chọn một cty thẩm định giá. Còn tôi thì nhất quyết không lựa chọn công ty nào cả vì tôi thấy không cần thiết và không có nhu cầu thẩm định giá, tôi không hiểu mình làm vậy thì có sai với quy định của pháp luật không? Tôi không tham gia thẩm định giá vậy tôi có quyền đòi lấy lại đất theo như thỏa thuận trong hợp đồng kí kết giữa hai bên hay không? ( Hợp đồng đã được UBND xã chứng thực). Xin cảm ơn!
ReplyDeleteXin hỏi luật sư: Đối với hợp đồng thuê nhà 6 tháng nếu không công chứng, chứng thực thì khi có tranh chấp xảy ra sẽ bị Tòa tuyên vô hiệu ngay hay sẽ có thời gian để hoàn thiện hợp đồng như đối với hợp đồng mua bán nhà? Trong trường hợp hợp đồng bị tuyên vô hiệu thì việc giải quyết tranh chấp ra sao?
ReplyDeleteXin hỏi luật sư, cách đây 10 năm bố tôi biết mình sẽ được phân xuất đất dịch vụ 95m2, và đã bán 1/2 cho 2vc người này, trong hợp đồng viết tay đó ghi rõ tổng giá trị 1/2 lô đất đó là 570tr, nếu sau này gắp thăm và biết vị trí chính xác thì sẽ làm HDMB chính thức, bên nào vi phạm thì sẽ phải bồi thường gấp đôi giá trị trên tức 1,140 tỷ.
ReplyDeleteNay gia đình tôi muốn hủy HĐ trên và bồi thừơng như trong HĐ viết tay cũ thì có vấn đề gì không?
Và nếu trong thời gian trên người mua đất của bố em có thể đã bán cho người khác thì gia đình em phải làm việc với những ai hay chỉ làm việc với người mà mình đã trực tiếp bán năm đó thôi?
Em cảm ơn
Toi co not danh dat va cho em gai cung trong cay an qua trong 10 nam qua, hoa loi hang nam dc chia doi. Den nay toi khong cho em toi trong nua vi ho muon chiem dat cua toi. Toa so tham tuyen toi phai mua lai 40% so cay gia 340 trieu an phi 16 trieu. Nhung toi k co kha nang chi tra khoan tien tren vi la so tien qua lon. Trong khi toi muon huy toan bo tai san tren. Vay toi nen lam gi?
ReplyDeleteXin hỏi Luật sư: Tôi có mua mảnh đất năm 2000 bằng giấy tờ viết tay, ko có xác nhận hay công chứng của cơ quan chính quyền. Mảnh đất này thuộc thửa đất được sử dụng từ năm 1990, chỉ có giấy chứng nhận đăng ký QSD đất. Nay GPMB thu hồi 1 phần diện tích đất của tôi, khấu trừ 100% nghĩa vụ tài chính.Cho tôi hỏi giấy tờ viết tay có là căn cứ để khấu trừ NVTC căn cứ theo thời gian sử dụng đất?
ReplyDeleteXin hỏi Luật sư: Tôi có mua mảnh đất năm 2000 bằng giấy tờ viết tay, ko có xác nhận hay công chứng của cơ quan chính quyền. Mảnh đất này thuộc thửa đất được sử dụng từ năm 1990, chỉ có giấy chứng nhận đăng ký QSD đất. Nay GPMB thu hồi 1 phần diện tích đất của tôi, khấu trừ 100% nghĩa vụ tài chính.Cho tôi hỏi giấy tờ viết tay có là căn cứ để khấu trừ NVTC căn cứ theo thời gian sử dụng đất?
ReplyDeleteXin cho tôi hỏi: Tôi muốn mua lại một phần diện tích 125 m2 trong 250 m2 đất của người bán đất có "Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất" và có chứng thực của phường với với chủ đất (quyền sử dụng đất). Vậy thủ tục như thế nào cho hợp pháp?
ReplyDeleteCảm ơn nhiều
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteXin hỏi luật sư ạ?
ReplyDeleteNăm 2010, A (bên bán) và B (bên mua) ký HĐ mua bán nhà với giá 1 tỷ. Sau đó, năm 2012, Tòa án tuyên bố HĐ mua bán nhà giữa A và B vô hiệu do VP quy định về hình thức sau khi đã yêu cầu các bên sửa lại quy định về hình thức nhưng A không chịu sửa, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.Hđ vô hiệu vậy
Ngôi nhà Tại năm 2012, ngôi nhà trên được định giá là 2 tỷ đồng thì A phải trả lại tiền theo giá nhà tại thời điểm giao kết HĐ (năm 2010) hay thời điểm hoàn trả (năm 2012)?
Kho tàng pháp luật Việt Nam:
ReplyDelete- Hỏi đáp, hỗ trợ pháp luật trong và ngoài nước
- Tra cứu văn bản pháp luật
- Hướng dẫn thủ tục hành chính
- Liên hệ để gửi yêu cầu
Pháp luật trong tầm tay bạn
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Trân trọng./.
Thông tin này rất hữu ích
ReplyDeleteRất hữu ích giống như Luật IURA vậy