(Pháp luật) - Cho rằng
hàng xóm lấn chiếm hơn 83 m2 đất của mình, đầu tháng 4-2015, bà N. đã nộp đơn
khởi kiện yêu cầu TAND huyện Cái Bè (Tiền Giang) buộc vợ chồng bà T. phải tháo
dỡ toàn bộ hàng rào trụ xi măng trên phần đất đó để trả lại đất cho bà.
Ngoài ra, bà N. còn yêu
cầu vợ chồng bà T. phải bồi thường 2 triệu đồng do có hành vi chặt cây, phá rào
tôn, phá trụ xi măng mà bà đã trồng, đã dựng trên phần đất trên.
Huyện trả đơn, tỉnh nói
không cần hòa giải
Sau khi xem xét, TAND
huyện Cái Bè cho rằng đây là tranh chấp quyền sử dụng đất giữa bà N. và vợ
chồng bà T. Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013, tranh chấp này phải được hòa giải
ở UBND cấp xã (nơi có đất tranh chấp) trước khi bà N. nộp đơn khởi kiện ra tòa.
Ở đây hai bên đương sự chưa qua thủ tục hòa giải ở UBND xã nên vụ án chưa đủ
điều kiện khởi kiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 168 BLTTDS (sửa đổi,
bổ sung năm 2011). Từ đó ngày 6-4, TAND huyện Cái Bè đã ra thông báo trả lại
đơn khởi kiện cho bà N.
Bà N. khiếu nại nhưng
chánh án TAND huyện Cái Bè đã bác đơn, ra quyết định giữ nguyên việc trả lại
đơn kiện. Theo chánh án TAND huyện, để xem xét yêu cầu khởi kiện của bà, trước
hết tòa cần phải xác định ai có quyền sử dụng đất tranh chấp rồi mới xem xét
các yêu cầu tiếp theo như có tháo dỡ vật kiến trúc trên đất hay không, có trả
lại đất hay không… Do vậy, tranh chấp này bắt buộc phải được hòa giải ở UBND xã
theo Điều 202 Luật Đất đai 2013 và điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị quyết số 05/2012
của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao (hướng dẫn thi hành một số quy định trong
BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011).
Bà N. khiếu nại tiếp tới
chánh án TAND tỉnh Tiền Giang yêu cầu hủy quyết định giữ nguyên việc trả lại
đơn khởi kiện của chánh án TAND huyện Cái Bè. Ngày 23-4, chánh án TAND tỉnh này
đã chấp nhận khiếu nại của bà N. Theo chánh án TAND tỉnh, đây chỉ là tranh chấp
liên quan đến quyền sử dụng đất, theo hướng dẫn tại điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị quyết
05/2012 thì không phải tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh
chấp.
Quy định ra sao?
Theo điểm c khoản 2 Điều
23 Nghị quyết số 03/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, tranh chấp về
quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai là tranh chấp ai có quyền
sử dụng đất đó.
Trong khi đó, theo điểm
b khoản 3 Điều 8 Nghị quyết 05/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì
tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất là tranh chấp như về giao dịch liên
quan đến quyền sử dụng đất, về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung
của vợ chồng là quyền sử dụng đất…
Với tranh chấp ai có
quyền sử dụng đất, phải tiến hành hòa giải ở UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp
trước khi đương sự nộp đơn khởi kiện ra tòa (điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị quyết số
05/2012). Đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thì không phải
tiến hành thủ tục này (điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị quyết 05/2012).
Trở lại vụ việc trên,
luật sư Cao Quang Thuần (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận xét đúng ra các tòa phải xác
minh kỹ hơn trước khi ra quyết định. Bởi lẽ từ vụ việc của bà N. sẽ có hai tình
huống được đặt ra: Nếu bà N. đã có căn cứ chứng minh hơn 83 m2 đất bị lấn chiếm
thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình (đất đã được cấp giấy đỏ, có các giấy tờ
khác theo quy định hoặc vợ chồng bà T. thừa nhận…) và chỉ yêu cầu tòa buộc vợ
chồng bà T. tháo dỡ toàn bộ hàng rào trụ xi măng trên phần đất lấn chiếm, bồi
thường tài sản đã bị chặt phá thì thuộc trường hợp tranh chấp liên quan đến
quyền sử dụng đất, không phải tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã trước khi khởi
kiện.
Tuy nhiên, nếu phần đất
này chưa có căn cứ xác định ai là người được quyền sử dụng hợp pháp và nay nhờ
tòa xác định thì về bản chất, vụ việc này thuộc trường hợp tranh chấp quyền sử
dụng đất. Lúc này, các bên phải tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã trước khi
tòa án giải quyết vụ án.
“Tòa huyện đúng”
Cá nhân tôi vẫn nghiêng
về quan điểm của TAND huyện Cái Bè bởi nếu bà N. chỉ dừng lại ở việc yêu cầu vợ
chồng người hàng xóm tháo dỡ hàng rào trụ xi măng, bồi thường thiệt hại do có
hành vi chặt cây, phá rào tôn, phá trụ xi măng bà N. đã trồng, đã dựng trên đất
thì đó chỉ là tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, ở đây bà
N. còn cho rằng vợ chồng người hàng xóm đã lấn chiếm phần đất này của bà và yêu
cầu tòa buộc họ trả lại. Như vậy, muốn giải quyết các yêu cầu khởi kiện của bà
N. một cách có căn cứ, hợp pháp thì bắt buộc trước hết tòa phải xác định ai có
quyền sử dụng phần đất đó.
Do trong tranh chấp của
bà N. có phần cơ bản là tranh chấp về quyền sử dụng đất như đã phân tích ở trên
nên bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải tại UBND xã trước khi khởi kiện ra tòa.
Luật sư CHÂU QUÝ QUỐC,
Đoàn Luật sư TP.HCM
(Theo Phapluattp.vn)
Theo tác giả thì đối với những loại việc như trên bà N có quyền yêu cầu chủ tịch UBND xã hoặc UBND huyện để xử phạt hành chính (tùy theo loại đất bị lấn chiếm, nếu đất bị lấn chiếm là đất ở thì thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND huyện) theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP Luật Đất đai năm 2013 nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà N được cấp đã thể hiện rõ vị trí và diện tích sử dụng, nếu người lấn đất bà N không tự nguyện tháo dỡ để thi hành thì người đã ra Quyết định hành chính có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành quyết định hành chính. Chỉ đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại thì bà N có quyền khởi kiện ra Tòa để yêu cầu bồi thường thiệt hại.Dân mình vẫn có thói quen hễ có tranh chấp là cứ kéo nhau ra Tòa mà không biết có những trường hợp vẫn có quyền yêu cầu cơ quan hành chính xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm của người khác.
Kho tàng pháp luật Việt Nam:
ReplyDelete- Hỏi đáp, hỗ trợ pháp luật trong và ngoài nước
- Tra cứu văn bản pháp luật
- Hướng dẫn thủ tục hành chính
- Liên hệ để gửi yêu cầu
Pháp luật trong tầm tay bạn
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Trân trọng./.
có ai dùng dịch vụ bên công ty luật IURA chưa ạ
ReplyDelete